Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Đối phó hạn mặn: Ngưỡng chịu mặn của thủy sản nuôi nước ngọt

Đối phó hạn mặn: Ngưỡng chịu mặn của thủy sản nuôi nước ngọt

Trang chủ Tin Tức Đối phó hạn mặn: Ngưỡng chịu mặn của thủy sản nuôi nước ngọt
Đối phó hạn mặn: Ngưỡng chịu mặn của thủy sản nuôi nước ngọt
02/02/2021
49 Lượt xem

Chia sẻ với:

Đối phó hạn mặn: Ngưỡng chịu mặn của thủy sản nuôi nước ngọt

Phần lớn các loài cá chỉ có thể chịu đựng được sự dao động nhỏ về độ mặn và rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào về nồng độ muối trong môi trường sống của chúng. Đa số đối tượng thủy sản nước ngọt nuôi hiện nay thuộc loại hẹp muối.

Ngưỡng chịu đựng độ mặn từ 0,01- 3‰: hầu hết các loài thủy sản nuôi nước ngọt hiện nay có ngưỡng giới hạn độ mặn ở mức nhỏ hơn 5‰, tùy vào từng loại nhưng biên độ dao động trong ngày không vượt quá 3‰.

Độ mặn cao quá ngưỡng chịu đựng, cá dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn sẽ chậm lớn và có thể chết hàng loạt nếu biến động trong ngày vượt ngưỡng. Độ mặn từ 3- 8‰: cá tra, cá bông lau, cá lăng nha, rô phi, sặt rằn, cá chình, tôm càng xanh,…

Để phòng và ứng phó với nhiễm mặn, các cơ sở nuôi cá nước ngọt cần làm bờ ao cao, xem xét kỹ nguồn nước cấp vào ao, nhất là thời điểm triều cường cao. Khi phát hiện độ mặn tăng cao và đột ngột thì cần thay nước ngay, bơm nước ngọt vào ao từ từ bằng máy bơm cỡ nhỏ tránh hiện tượng biên độ mặn dao động cao và đột ngột.

Đối với cá lồng, bè, do không chủ động điều chỉnh nồng độ muối trong môi trường sống của cá nên nhất thiết phải nuôi trong vùng quy hoạch, khi ở lưu vực neo đậu lồng bè có độ mặn từ 3‰ trở lên thì cần di dời vào hệ thống nuôi trong ao đất.

Tăng cường quản lý chất lượng nước bằng cách chủ động lấy nước ngọt dự trữ, sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước. Nếu cần thay nước thì không nên thay quá 30% để tránh cá bị sốc.

Hạn chế lấy nước vào ao khi độ mặn vượt hơn 5‰, không thả giống cũng như chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm vào mùa hạn- mặn.

Thường xuyên bổ sung vitamin C, Premix khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Đối với cá nuôi ao, áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn bằng cách cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày hoặc cho ăn 3 ngày ngưng 1 ngày.

Cá lồng bè cho ăn luân phiên 4 ngày đạm cao 35%, 3 ngày đạm thấp 25%. Đa dạng hóa và chú trọng các đối tượng thủy sản nuôi ruộng muối, thích nghi độ mặn từ 3- 8‰ vào giai đoạn khả năng xâm nhập mặn cao.

Tìm kiếm