Chia sẻ với:
Giải pháp mới đối với tình trạng lạm thác
Nhu cầu tiêu dùng và thông tin khoa học chưa đủ đã dẫn đến việc khai thác quá mức, giảm số lượng loài cá và trữ lượng cá trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Đại học Guelph đã tìm ra một giải pháp khả thi mới. Họ đã phát triển một mô hình cho phép khai thác thủy sản đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi vẫn đảm bảo thu nhập và bổ sung nguồn cung tự nhiên.
Nghiên cứu được công bố ngày 1/11/2017.
John Fryxell, giáo sư sinh học tích hợp và là tác giả chính của bài viết cho biết, trữ lượng cá tự nhiên đang dần cạn kiệt.
Nhiều loài cá thương mại đang bị đe dọa do khai thác quá mức. Chẳng hạn, một số lượng lớn cá tuyết cod ở Bắc Đại Tây Dương đang giảm dần đã dẫn đến lệnh cấm khai thác liên bang đối với loài này vào những năm 1990.
Các nhà quản lý trong ngành bị cản trở do thiếu thông tin, từ con số tổng thể đến số liệu về tốc độ cá phát triển và sinh sản.
Fryxell cho biết, khi dân số toàn cầu tăng lên và nhu cầu về thực phẩm protein tăng theo - đặc biệt là ở các nước đang phát triển – nhiều khu vực đẩy mạnh khai thác thủy sản, thậm chí là cả quần thể cá nhỏ với hy vọng thu được giá cao hơn. Điều này tiếp tục đe dọa trữ lượng cá đang trong tình trạng lạm thác.
Tìm ra điểm "sweet spot" - nơi mà ngành thủy sản thế giới có thể hoạt động hết công suất trong khi vẫn bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên - là mục tiêu của mô hình mới.
Theo ông, mô hình này là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý bảo tồn cân bằng giữa hoạt động khai thác và nhu cầu cao hiện nay.
Họ đã phát triển mô hình bằng cách sử dụng thông tin về sản lượng đánh bắt và giá sản phẩm đối với bất kỳ loài nào để xác định xem mức độ nào nằm trong tình trạng đánh bắt quá mức. Về cơ bản, mô hình khuyến khích ngư dân giảm các vụ khai thác ngắn hạn để thu được lợi nhuận cao hơn trong dài hạn.
Ông Fryxell cho biết, mô hình này dựa trên tiền đề rằng có lợi nhuận cao khi sản lượng khai thác cao và giá cao; ngược lại lợi nhuận thấp khi giá thấp và sản lượng đánh bắt thấp.
Theo ông, chiến lược này cũng giúp bảo đảm nghề cá bền vững hơn trong dài hạn.
Những thay đổi về chính sách hỗ trợ có thể là việc áp dụng thuế quan làm lợi nhuận giảm đi đối với các loài có năng suất thấp và những loài thu được giá cao. Hoặc các nhà quản lý có thể khuyến khích nuôi cá để cung cấp các nguồn protein thay thế và làm giá các loài khai thác tự nhiên giảm.
Fryxell cho biết, nghiên cứu này kết nối toàn ngành thủy sản thế giới với dự án Food From Thought.