heo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, lượng tiêu thụ cá toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ những năm 60 của thế kỷ trước lên mức kỷ lục là 20,2 kg/người/năm, với 30% đại dương đã bị khai thác thủy hải sản quá mức. Biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức đang làm tăng hàm lượng thủy ngân trong cá biển.
Thủy ngân là gì?
Thủy ngân là một kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên như: không khí, nước và đất. Chất này được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau như: đốt than, phun trào núi lửa... Thủy ngân có thể rơi từ không khí xuống và tích tụ trong các dòng suối và đại dương, trở thành metylmercury trong nước.
Mối nguy hiểm tiềm tàng do thủy ngân đến từ vật dụng trong đời sống. Ảnh mix1043fm
Theo đó, con người có thể tiếp xúc thủy ngân theo nhiều cách như: hít phải hơi thủy ngân trong quá trình khai thác và làm việc ở môi trường công nghiệp hoặc tiếp xúc với metyl thủy ngân đặc biệt là thông qua chế độ ăn có cá.
Lý giải nguyên nhân hàm lượng thủy ngân cao trong cá biển
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Helsinki cảnh báo rằng khí hậu ấm lên và tăng cường sử dụng đất đang làm tăng hàm lượng thủy ngân trong cá. Các nghiên cứu mới cho thấy trong tương lai, hàm lượng thủy ngân trong cá ở vùng Lapland của Phần Lan có thể được tìm thấy trong các hồ nằm bên dưới Vòng Bắc Cực. Theo các nhà khoa học, hàm lượng thủy ngân phải được kiểm tra cẩn thận và quan sát trong cá cũng như lưới thức ăn của chúng do khí hậu và sử dụng đất thay đổi.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét những tác động chung của khí hậu và việc sử dụng đất ở vùng Lapland, Phần Lan. Việc sử dụng nhiều đất, khí hậu ấm hơn và lượng mưa tăng cường đã góp phần thúc đẩy quá trình rửa trôi các chất dinh dưỡng và thủy ngân liên kết carbon được lưu trữ trong đất vào các đường nước. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng làm tăng nồng độ thủy ngân trong môi trường.
Theo giáo sư Kimmo Kahilainen - Nghiên cứu Môi trường từ trung tâm sinh học Lammi của Đại học Helsinki giải thích, Lapland là một đối tượng nghiên cứu quan trọng, vì nhiệt độ, lượng mưa và mức độ dinh dưỡng tăng lên đáng kể khi chúng ta di chuyển từ các hồ gần như nguyên sơ ở phía bắc sang các hồ phía nam, nơi có nhiều nước hơn. Đồng thời, việc sử dụng đất trong các khu vực lưu vực đang chuyển từ chăn nuôi tuần lộc sang trồng rừng thâm canh. Khu vực nghiên cứu của chúng tôi không có nguồn phát thải thủy ngân trực tiếp. Thay vào đó, thủy ngân được tìm thấy trong khu vực bắt nguồn từ sự lắng đọng trong khí quyển tầm xa và rửa trôi từ đất khu vực lưu vực.
Nhận biết hàm lượng thủy ngân trong các loài cá. Nguồn doctorbh
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hồ càng ấm và càng âm u thì nồng độ thủy ngân trong tảo càng lớn. Điều này cũng được phản ánh hàm lượng thủy ngân trong cá. Hàm lượng thủy ngân trong cá vendace và roach sống trong các hồ ấm hơn và phú dưỡng hơn một chút so với những cá sống trong các hồ nguyên sơ, trong khi hàm lượng thủy ngân trong cá perch và rike tăng lên đáng kể.
Giáo sư Kahilainen nói thêm - Sự nóng lên toàn cầu và lượng mưa ngày càng tăng, cùng với việc tăng cường sử dụng đất, làm tăng quá trình rửa trôi từ các khu vực lưu vực. Trong tương lai, hàm lượng thủy ngân trong cá Lappish thực sự có thể dịch chuyển gần hơn với mức được tìm thấy trong các hồ cận Bắc Cực. Khi khí hậu và sử dụng đất thay đổi, nồng độ thủy ngân trong cá và lưới thức ăn cần được điều tra và giám sát ngày càng cẩn thận.
Giải pháp dành cho mọi người không phải là ngừng ăn hải sản. Thay vào đó, cộng đồng quốc tế cần phải giảm và nếu có thể, nên chung tay hạn chế ô nhiễm thủy ngân trong môi trường nhằm giảm nồng độ thủy ngân trong cá. Mức độ thủy ngân ở Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2050, nếu xu hướng ô nhiễm hiện tại tiếp tục không suy giảm.
Tuy nhiên, Giáo sư Hóa học môi trường tại Trường Y của Đại học Havard Elsie Sunderland cho rằng người tiêu dùng không nên quá sợ hãi sau khi đọc nghiên cứu này, vì hải sản vẫn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh. Các nhà nghiên cứu chỉ muốn chứng minh rằng tình trạng biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp tới thực phẩm, tiếp đó là sức khỏe con người… chứ không chỉ riêng thời tiết cực đoan, lũ lụt và nước biển dâng.