Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Khuyến cáo nông dân không nên thay đổi trình tự nuôi thủy sản nước lợ

Khuyến cáo nông dân không nên thay đổi trình tự nuôi thủy sản nước lợ

Trang chủ Tin Tức Khuyến cáo nông dân không nên thay đổi trình tự nuôi thủy sản nước lợ
Khuyến cáo nông dân không nên thay đổi trình tự nuôi thủy sản nước lợ
06/03/2021
41 Lượt xem

Chia sẻ với:

Khuyến cáo nông dân không nên thay đổi trình tự nuôi thủy sản nước lợ

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết, người dân trong tỉnh Định bắt đầu bước vào vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021.

Để chủ động ứng phó với tình hình thời tiết, dịch bệnh trên giống nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định và các cơ quan chuyên môn đã có khuyến cáo cụ thể đến người nuôi.

Theo ông Bình, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có hướng dẫn về thời vụ nuôi đối với 2 loại tôm nước lợ gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, các địa phương cần tuyên truyền người dân tuân thủ các khuyến cáo của ngành chức năng, không nên rút ngắn thời gian hoặc thay đổi trình tự thực hiện các công đoạn; tuân thủ quy trình lấy nước, lắng, xử lý diệt tạp, diệt khuẩn nước khi đưa vào ao nuôi tôm; chú ý thả tôm giống đảm bảo chất lượng, kích cỡ. Chi cục Thủy sản Bình Định phối hợp với các địa phương thực hiện đúng lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021 về thời gian thả giống, mật độ cũng như phương thức nuôi tôm phù hợp.

Theo kế hoạch, năm nay, nông dân tỉnh Bình Định sẽ thả nuôi hơn 4.200 ha thủy sản nước lợ; trong đó, khoảng hơn 50% là diện tích nuôi tôm. Đến thời điểm này, nông dân Bình Định đã thả nuôi được 130 ha tôm thẻ chân trắng; trong đó, huyện Phù Mỹ 63,5 ha; huyện Phù Cát 25,5 ha và thị xã Hoài Nhơn 28 ha. Ngoài ra, toàn tỉnh Bình Định có hơn 62 ha tôm nuôi nước lợ ngoài lịch thời vụ.

Bên cạnh việc hướng dẫn lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ đến các địa phương, Chi cục Thủy sản Bình Định cũng đã tiến hành 4 đợt quan trắc, kiểm tra các thông số nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm… và gửi công văn đến các địa phương để cập nhật kết quả quan trắc, hướng dẫn người nuôi quản lý vùng nuôi, điều chỉnh mật độ thả nuôi phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tìm kiếm