Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Kinh nghiệm thành công của mô hình nuôi tôm chân trắng trên ao nuôi lót bạt

Kinh nghiệm thành công của mô hình nuôi tôm chân trắng trên ao nuôi lót bạt

Trang chủ Tin Tức Kinh nghiệm thành công của mô hình nuôi tôm chân trắng trên ao nuôi lót bạt
Kinh nghiệm thành công của mô hình nuôi tôm chân trắng trên ao nuôi lót bạt
19/10/2021
52 Lượt xem

Chia sẻ với:

Kinh nghiệm thành công của mô hình nuôi tôm chân trắng trên ao nuôi lót bạt

Những năm qua, nhiều hộ nuôi tôm tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên thường xuyên gặp khó khăn do nguồn nước bị ô nhiễm; giá giống, thức ăn ngày càng tăng, cộng với tình hình dịch bệnh phức tạp, dẫn đến người nuôi tôm bị thua lỗ. Nhưng anh Nguyễn Văn Thọ (thôn Hòa Mỹ, xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu), nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt vẫn cho thu nhập cao sau mỗi năm.

Qua lời kể của anh Thọ, chính từ sự khao khát được làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã thôi thúc anh luôn học hỏi, tìm hướng đi riêng cho mình. Trước đây, gia đình anh nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất nhưng có vụ thu lợi nhuận cao, vụ thua lỗ, có vụ hòa vốn vì nguyên nhân là do tình hình thời tiết thay đổi, mầm bệnh phát triển khó kiểm soát, một nguyên nhân quan trọng nữa là việc nuôi tôm trong ao đất khó thay nước do không có ao dự trữ nước, khó khống chế các yếu tố môi trường như: PH, kiềm, oxy, độ mặn,…

Đã từng tham gia các lớp tập huấn về Khuyến ngư do Trạm Khuyến nông và Trạm Chăn nuôi - Thú y thị xã Sông Cầu tổ chức, anh Thọ nhận thấy rằng mô hình nuôi tôm thẻ trong ao lót bạt sẽ nâng cao được khả năng hạn chế nguồn nước bị ô nhiễm, dễ kiểm sót được bệnh tật trên tôm. Từ năm 2019 anh quyết định đầu tư làm mô hình trên với hệ thống các ao nuôi gồm 2 ao nuôi với tổng diện tích 3.000 m2, lót bạt với kinh phí đầu tư hơn 01 tỷ đồng. Kết quả: Tôm thả nuôi được 03 vụ, năng suất đạt 27 tấn/ 2 ao nuôi, sau khi trừ chi phí anh lãi trên 1,5 tỷ đồng. Đến năm 2020: Tôm thả nuôi được 03 vụ, năng suất đạt trên 27 tấn. Do dịch bệnh Covid kéo dài nên giá tôm giảm, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 700 triệu đồng.

 

Cũng theo kinh nghiệm anh Thọ cho biết: Nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt khâu quan trọng là chọn địa điểm nuôi phù hợp nằm trong vùng quy hoạch, thiết kế hệ thống ao nuôi đúng tiêu chuẩn, nguồn điện cung cấp oxy phải đầy đủ, kiểm soát môi trường nuôi chặt chẽ; tôm giống, thức ăn, hoá chất… phải mua ở những công ty có uy tín, chất lượng và hiệu quả. Nhất là khâu chăm sóc phải kỹ lưỡng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tôm trong ao để có biện pháp khắc phục kịp thời có như thế mới nuôi thành công và hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Nuôi tôm đòi hỏi kỹ thuật rất cao, vì vậy để có hiệu quả, ngoài kỹ thuật nuôi, anh còn tuân thủ đúng lịch thời vụ của cơ quan, đơn vị chuyên môn khuyến cáo.

Từ mô hình nuôi tôm chân trắng trên ao nuôi lót bạt, không chỉ đem lại kinh tế khá giả cho gia đình anh, mà còn tạo công ăn việc làm cho 02 lao động khác. Anh cũng thường xuyên, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho bà con xung quanh, không giấu nghề đó là cái đáng quý ở anh Thọ một nông dân khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Tìm kiếm