Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Mô hình nuôi cá dứa trên nền ao nuôi tôm nước lợ

Mô hình nuôi cá dứa trên nền ao nuôi tôm nước lợ

Trang chủ Tin Tức Mô hình nuôi cá dứa trên nền ao nuôi tôm nước lợ
Mô hình nuôi cá dứa trên nền ao nuôi tôm nước lợ
16/09/2017
34 Lượt xem

Chia sẻ với:

Mô hình nuôi cá dứa trên nền ao nuôi tôm nước lợ

Cá dứa (Pangasius kunyit) là loài cá nhiệt đới hiện nay cá dứa có khả năng nuôi thích nghi trong điều kiện nước ngọt và nước lợ được xem là đối tượng nuôi phù hợp để lựa chọn, luân canh, chuyển đổi khi môi trường ao nuôi tôm gặp khó khăn, bất lợi như hiện nay.

Thu hoạch cá dứa

Thu hoạch cá dứa 

Với mục đích ban đầu giúp cải tạo, thay đổi môi trường ao nuôi tôm và đa dạng đối tượng nuôi thủy sản tại khu sản xuất của Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trung tâm Tập huấn), cuối năm 2016, đơn vị đã nuôi thử nghiệm cá dứa. Số lượng thả nuôi là 1.500 con trên diện tích 1.000 m2 ao nuôi, cỡ giống ± 3 cm/con với mật độ nuôi 1,5 con/m2. Mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp (loại sử dụng cho cá basa, cá tra).

Sau thời gian nuôi 09 tháng, thu hoạch cá nuôi đạt trọng lượng từ 0,8 kg đến 1,2 kg/con. cho thu hoạch trên 1,2 tấn cá thương phẩm, năng suất trên 12 tấn/ha, bán với giá 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận trên 60 triệu đồng/1000m2ao nuôi. Để thực hiện mô hình thành công, cần lưu ý một số khâu kỹ thuật như sau:

1. Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cần cải tạo, vét bùn, bón vôi, phơi đáy ao. Diện tích thích hợp 1.000 - 2.000 m2, ao quá lớn hoặc quá nhỏ đều không thuận lợi trong khâu chăm sóc, quản lý và thu hoạch cá thương phẩm; duy trì mức nước 1,4 m -1,6m. Sau khi cấp nước vào ao cần xử lý gây màu nước cho ao nuôi bằng chế phẩm sinh học, phân vi sinh... đến khi nước ao có màu xanh đọt chuối hoặc vàng nhạt thì tiến hành thả cá. Kiểm tra một số  yếu tố môi trường như: độ mặn 10 - 15‰, pH 6 – 8,…

2. Chọn thả cá giống

Lựa chọn cá dứa giống có nguồn gốc rõ ràng từ tỉnh An Giang hoặc Tiền Giang với kích cỡ 3 - 5 cm/con. Trong quá trình vận chuyển nên cẩn thận để tránh làm xây xát ảnh hưởng đến sức khỏe cá giống. Thuần hóa độ mặn trước khi thả giống. Nên thả giống vào lúc mát trời (sáng sớm hoặc chiều tối) với mật độ 1 - 2 con/m2.

3. Chăm sóc, quản lý ao nuôi

Cá dứa chịu đựng kém trong môi trường nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp, nên bố trí quạt nước để đảm bảo cung cấp ôxy cho cá, nhất là vào ban đêm. Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có độ đạm từ 18 - 25%. Cần hạn chế thức ăn dư thừa trong ao nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng nước, thông thường lượng thức ăn bằng 5 - 7% trọng lượng thân. Cá dứa rất háu ăn nên khu vực cho ăn phải rộng và xa bờ để tránh tình trạng cá ăn không đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Bổ sung khoáng, vitamin vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng.

4. Thu hoạch:

Khi nuôi được 8 - 9 tháng, cá đạt trọng lượng 0,8 - 1,5 kg/con thì thu hoạch. Thu cá bằng cách kéo lưới. Cá thu hoạch phải sơ chế và ướp lạnh ngay để đảm bảo chất lượng khi suất bán.

Trong thời gian triển khai mô hình, Trung tâm Tập huấn đã đón tiếp trên 90 lượt cán bộ khuyến nông của một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trên 120 lượt bà con nông dân quanh vùng đến thăm quan, học tập, chuyển giao kỹ thuật. Từ đó giúp người dân trong khu vực có thêm một đối tượng nuôi thủy sản để lựa chọn, luân canh, chuyển đổi khi môi trường ao nuôi tôm gặp khó khăn, bất lợi như hiện nay.

Tìm kiếm