Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Mô hình sinh kế nuôi trữ cá đồng mùa nước nổi

Mô hình sinh kế nuôi trữ cá đồng mùa nước nổi

Trang chủ Tin Tức Mô hình sinh kế nuôi trữ cá đồng mùa nước nổi
Mô hình sinh kế nuôi trữ cá đồng mùa nước nổi
18/08/2022
56 Lượt xem

Chia sẻ với:

Mô hình sinh kế nuôi trữ cá đồng mùa nước nổi

Vùng Đồng bằng sông cửu Long, hằng năm mùa nước nổi kéo dài hơn 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11). Vào thời gian này, ruộng đồng nước đổ về đem theo lượng phù sa bồi lắng cho đồng ruộng, kèm theo đó là con nước đổ còn mang lại nguồn lợi thủy sản.

Tại  xã Hòa Mỹ, hằng năm mùa nước nổi, ruộng đồng được bồi lắng phù sa, kèm theo đó là con nước đổ còn mang lại nguồn lợi thủy sản đáng kể. Trong năm nay do tình hình biến đổi khí hậu con nước đầu mùa sớm hơn moị năm, đây chính là dấu hiệu khởi sắc nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi năm nay có thể sẽ nhiều hơn năm trước

Để cải thiện nguồn thu nhập, một số nông dân các ấp trên địa bàn xã đã tận dùng lợi thế mùa nước nổi để thực hiện mô hình sinh kế, đánh bất, dẫn dụ và nuôi trữ cá đồng.

Là tâm điểm của huyện Phụng Hiệp, chợ đêm xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nổi tiếng là vựa cá đồng của khu vực tỉnh Hậu Giang. Trước đây, mỗi khi con nước tràn đồng, chợ đêm xã Hòa Mỹ thu gom nguồn cá tôm phân phối chợ lẻ ít. Thế nhưng năm nay, mới con nước đầu mùa mà lượng nguồn đặc sản cá đồng đã tăng lên rất nhiều.

Theo dì Ba tiểu thương có thời giang thu mua cá khá lâu tại chợ đêm cho biết, tuy mới vào đầu mùa lũ năm nay nhưng trung bình mỗi ngày mua được vài chục ký cá, lươn, cua đồng để giao lại cho các thương lái, tăng hơn nhiều so với năm trước.

Mặc dù số lượng nhiều nhưng giá các mặt hàng vẫn giữ mức ổn định khoảng 20.000 – 200.000 ngàn đồng/kg.

Không chỉ sản lượng các loại cá đồng như cá lóc, cá rô, lươn,… mà các loại cua đồng, ếch đồng cũng nhiều hơn năm trước.

Trước việc nguồn lợi thủy sản mùa lũ đang đổ về, nông dân tận dụng nguồn nước ngập đồng, một số nông dân ở xã Hòa Mỹ đã triển khai các mô hình sinh kế nuôi trữ cá đồng để khai thác sau khi lũ rút, ngoài dẩn vụ cá đồng nông dân còn thả thêm một số loài cá trắng khác, từ đó tạo nguồn thu nhập, nâng cao sinh kế cho người dân vùng lũ.

Đây là mô hình gắn việc canh tác lúa và nuôi trồng cây – con trong mùa nước nổi, từ đó giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập. Mặt khác, còn giúp nông dân giảm được diện tích lúa 3 vụ, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường và chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Tìm kiếm