Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Một số biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn

Một số biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn

Trang chủ Tin Tức Một số biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn
Một số biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn
26/08/2017
36 Lượt xem

Chia sẻ với:

Một số biện pháp kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn

 - Nuôi tôm sinh thái là hình thức nuôi tôm quảng canh kết hợp thân thiện với môi trường, sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhằm góp phần phát triển mô hình này hiệu quả hơn, xin khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, quản lý.

Nuôi tôm - rùng giúp bảo vệ môi trường sinh thái   Ảnh: Thanh Nhã

Nuôi tôm - rùng giúp bảo vệ môi trường sinh thái  Ảnh: Thanh Nhã 

1. Cho tôm ăn

- Đây là khâu rất quan trọng nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển. Thức ăn viên công nghiệp được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đạm (protein) phải đảm bảo 32 - 42%.

- Giai đoạn ương gièo:

+ Khuyến cáo sau 1 ngày thả giống, tiến hành cho tôm ăn. Cho ăn 2 lần/ngày: 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ chiều. Rải đều thức ăn ở xung quanh ao nuôi.

+ Thời gian cho ăn, cỡ và khối lượng cho ăn tham khảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kinh nghiệm. Ngày đầu cho tôm ăn với lượng 2 kg/100.000 con giống, sau đó tăng lên 0,2 - 0,4 kg/ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.

- Giai đoạn nuôi thương phẩm:

+ Do nuôi tôm theo hình thức nuôi sinh thái, kết hợp rừng, mật độ thấp nên giai đoạn nuôi thương phẩm không sử dụng thức ăn viên (công nghiệp), mà chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên (tảo và các vi sinh vật phù du) sẵn có trong ao.

+ Cho vào ao tôm các loại lá cây như: lá đước, lá mắm (có hàm lượng đạm cao nhất), dà, giá, cỏ dại, dây leo… với lượng: 15 - 30 m cắm 1 nhánh cây dọc theo chiều dài kênh mương. Vi khuẩn phân hủy các loại lá này là thức ăn tốt cho tôm nuôi, đồng thời, đây cũng là nguồn phân xanh giúp cải thiện màu nước trong ao tôm và tạo điều kiện cho các loài tảo có lợi sinh trưởng và phát triển.

2. Tăng cường quản lý các yếu tố môi trường

- Cần lưu ý trong khâu lấy nước và thải nước trong quá trình nuôi: Chọn ngày con nước lớn, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu như pH 7 - 9; độ trong 20 - 50 cm; lấy nước vào ao qua túi lọc mắt lưới nhỏ 1 mm để loại bỏ cá tạp. Thường xuyên vớt bỏ rác để khơi thông dòng chảy vào ao tôm. Mực nước tối thiểu từ 0,8 m trở lên.

- Hằng ngày, kiểm tra hệ thống kênh mương, cống cấp, thoát đảm bảo chắc chắn. Đối với các chỉ tiêu môi trường chỉ cần kiểm tra các yếu tố pH, độ trong và màu nước để kịp thời xử lý.

- Để ổn định chất lượng nước trong ao tôm, cần phải chú ý đến nguồn nước lấy vào, không lấy nước vào ao khi nước ngoài môi trường tự nhiên có màu vàng đục; trong những ngày mưa lớn kéo dài nên xả bớt nước mặt trong ao tôm, đồng thời rải vôi CaCO3 với liều lượng: 10 - 15 kg/1.000 m2 trên bờ bao.

3. Chú trọng quản lý dịch bệnh trong ao tôm

-  Với đặc điểm là nuôi tôm sinh thái, kết hợp rừng, mật độ nuôi thấp trong diện tích rộng, do đó không sử dụng kháng sinh và hóa chất để phòng trị bệnh mà chỉ vận dụng quy trình sinh học và cơ học vốn có ở trong ao tôm cùng đó khống chế dịch bệnh qua các yếu tố đầu vào.

-  Để hạn chế bệnh dịch xảy ra trong quá trình nuôi tôm, cần phòng bệnh tổng hợp, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo khuyến cáo ngành chuyên môn từ khâu cải tạo, chuẩn bị ao đến quá trình chăm sóc, quản lý trong suốt quá trình nuôi.

- Trường hợp tôm gặp sự cố về bệnh, hạ thấp mực nước trong ao tôm xuống còn 1/3 trong thời gian từ 15 - 30 ngày, đồng thời tiến hành loạt bỏ những cá thể tôm chết ra khỏi ao nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh. Trường hợp tôm đạt kích cỡ thương phẩm nên tiến hành thu hoạch sớm để hạn chế rủi ro về mặt kinh tế của nông hộ. Sau đó, cải tạo lại ao nuôi chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

Tìm kiếm