Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Một số lưu ý chăm sóc tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa

Một số lưu ý chăm sóc tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa

Trang chủ Tin Tức Một số lưu ý chăm sóc tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa
Một số lưu ý chăm sóc tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa
13/07/2017
33 Lượt xem

Chia sẻ với:

Một số lưu ý chăm sóc tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa

Hiện nay, đang vào mùa mưa thường xuất hiện những cơn mưa lớn và kéo dài làm cho môi trường nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng thay đổi bất thường làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Khi tôm bị bệnh thì hiệu quả điều trị không cao. Để hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất là kiểm tra hoạt động của tôm: thường xuyên kiểm tra hình dạng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, đường ruột của tôm, ... Nếu có dấu hiệu bất thường cần xử lý ngay để hạn chế những bất lợi cho tôm.

Thứ hai là giữ ổn định độ sâu mực nước: luôn giữ mực nước trong ao ở mức tối ưu là 1,2 - 1,5 m. Khi mực nước ao tăng cao do mưa cần xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước; đồng thời tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tràn bờ, vỡ cống bọng.

Thứ ba là tránh phân tầng nhiệt độ nước: khi xuất hiện những cơn mưa lớn ngoài việc xả bỏ nước tầng mặt thì cần tăng cường chạy quạt nước để tránh sự phân tầng nhiệt độ, cung cấp thêm oxy và tăng nhiệt độ nước.

Thứ tư là không để nước ao bị đục: cần kiểm tra và duy trì độ trong của nước ao từ 30 - 45 cm. Khi nước ao bị đục cần sử dụng Yucca Zeo với liều lượng là 10 kg/3000 m3 nước ao/ngày, liên tục 2 ngày. Sau khi nước giảm đục thì cần tiến hành gây màu nước để tạo môi trường ổn định cho tôm.

Thứ năm là không để pH giảm thấp: độ pH của nước thích hợp cho tôm thẻ chân trắng là từ 7,5-8,5. Nếu pH thấp thì cần bón thêm vôi; nếu pH cao thì thay nước ao và bón vi sinh để điều chỉnh pH cho phù hợp.

Thứ sáu là giữ ổn định độ kiềm: độ kiềm thích hợp là 80 - 120 mg/l. Khi độ kiềm nước ao nuôi tôm giảm thấp cần dùng Dolomite bón cho ao với liều lượng là 25 kg/1000 mnước.

Thứ bảy là giảm thiểu các khí độc trong ao tôm: Định kỳ 5 - 7 ngày nên sử dụng men vi sinh để xử lý môi trường, giảm khí độc trong ao như: H2S, NH3, NO2, ...

Thứ tám là quản lý thức ăn: nếu thấy thời tiết nhiều mây, sắp mưa cần giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn nếu mưa bắt đầu xuất hiện. Sau khi mưa dứt thì mới bắt đầu cho tôm ăn trở lại nhưng phải giảm từ 30 - 50% lượng thức ăn so với bình thường.

Thứ chín là thời gian thả giống: Thả giống vào buổi sáng, bón vôi CaCO3 đều đặn trên bờ ao để tránh hiện tượng phèn rửa trôi xuống ao gây ảnh hưởng đến tôm./.

Tìm kiếm