Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Ngành cá rô phi toàn cầu trong COVID-19: Vượt qua thử thách?

Ngành cá rô phi toàn cầu trong COVID-19: Vượt qua thử thách?

Trang chủ Tin Tức Ngành cá rô phi toàn cầu trong COVID-19: Vượt qua thử thách?
Ngành cá rô phi toàn cầu trong COVID-19: Vượt qua thử thách?
26/09/2020
36 Lượt xem

Chia sẻ với:

Ngành cá rô phi toàn cầu trong COVID-19: Vượt qua thử thách?

Các nhà sản xuất cá rô phi ở từng quốc gia đã có kết quả kinh doanh rất khác nhau vào năm 2020. Cách các vùng sản xuất cá rô phi trọng điểm vượt qua COVID-19 cung cấp một cái nhìn tổng quan có giá trị về một năm 2020 đầy khó khăn.

Trung Quốc

Trung Quốc là nhà sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm cá rô phi lớn nhất thế giới, có tác động lớn đến thị trường toàn cầu. Các báo cáo đầu năm 2020 từ Trung Quốc đã cho thấy sự gián đoạn trong vận chuyển, nguồn cung cấp thức ăn, chế biến và tiêu thụ, đặc biệt là cá rô phi sống được bán từ các bể sống ở hàng chục nghìn chợ, cửa hàng và nhà hàng.

Điều này đặc biệt đúng với Tết Nguyên đán khi COVID-19 khiến dịp tụ tiêu thụ lớn nhất năm bị thất thu, cá rô phi buộc phải chuyển hướng sang các nhà máy chế biến cho thị trường nội địa và xuất khẩu trong vài tháng đầu năm 2020. Khi nền kinh tế Trung Quốc khởi động trở lại vào cuối tháng 3 và tháng 4, doanh số bán cá tươi sống đã phục hồi. Năm 2020 có thể sẽ kết thúc với việc tiêu thụ cá rô phi của Trung Quốc chỉ giảm nhẹ hoặc bằng với năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm cá rô phi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi Hoa Kỳ và EU ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống và nhà hàng vào tháng 3 và tháng 4, việc mua và nhập khẩu các sản phẩm cá rô phi đông lạnh bắt đầu giảm. Doanh số bán cá rô phi đông lạnh từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm đáng kể (30-40%) do việc áp thuế 10% (sau đó tăng lên 25%) đối với các sản phẩm cá rô phi đông lạnh áp đặt lần đầu vào tháng 9/2018. Sự sụt giảm nhu cầu bổ sung đã dẫn đến giá thậm chí thấp hơn cho các nhà xuất khẩu và chế biến Trung Quốc.

Vào tháng 3/2020, thuế quan đã được gỡ bỏ và doanh số bán hàng đã tăng lên, nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với năm 2017, do người tiêu dùng không còn mua cá rô phi tại các nhà hàng bắt đầu mua cá rô phi đông lạnh ở cửa hàng bán lẻ để bảo quản an toàn và sau đó tiêu thụ tại nhà.

Báo cáo từ Trung Quốc cho thấy, do bán cá rô phi tại ao giảm vào cuối năm 2019 và giữa năm 2020, nhiều nông dân đã tam dừng nuôi cá rô phi hoặc chuyển hẳn sang nuôi tôm, cá tra, hoặc thậm chí là trồng rau. Năm nay, cá rô phi Trung Quốc khó có thể đạt được kỳ vọng, ngay cả khi thị trường nội địa Trung Quốc đã tăng sức mua.

Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa ở Philippines, Thái Lan, Malaysia, Myanmar và Việt Nam do tình trạng cách ly xã hội. Indonesia - nhà sản xuất cá rô phi lớn thứ hai sau Trung Quốc - đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các vấn đề về vận chuyển và lượng tiêu thụ nhà hàng giảm đã làm ảnh hưởng đến doanh thu và giá.

Mỹ là khách hàng lớn cá rô phi Indonesia, các sản phẩm cá rô phi chế biến giúp Indonesia cạnh tranh với các sản phẩm cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc bị áp đặt thuế quan. Với mối liên hệ chặt chẽ với doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ, đến nay cá rô phi Indonesia đã có giá tương đối tốt. Tuy nhiên, làn sóng COVID-19 thứ hai hiện nay ở một số quốc gia ASEAN có thể sẽ kéo dài sự gián đoạn thị trường nội địa đến cuối năm 2020.

Mỹ La-tinh

Mỹ Latinh là nguồn cung cấp philê cá rô phi tươi chính cho Mỹ trong nhiều năm. Các nhà sản xuất và chế biến đã bị tổn hại theo nhiều cách nhưng ít nhất tất cả đều được giúp đỡ để vượt qua khó khăn.

Đầu tiên khi du lịch sụt giảm, một số hãng hàng không đã chuyển đổi máy bay để chở hàng. Vì hầu hết hải sản tươi sống từ châu Mỹ Latinh đến Mỹ được vận chuyển bằng đường hàng không, nên sự sẵn có và chi phí vận chuyển hàng không thấp hơn là một lợi thế. Tuy nhiên, dịch vụ thực phẩm của Hoa Kỳ (nhà hàng, trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, v.v.) là thị trường chính cho phi lê tươi và đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Doanh số bán hàng đã sụt giảm nghiêm trọng với những đợt giảm giá sau đó.

Trong những tháng tiếp theo, khi thị trường bán lẻ bắt đầu khởi sắc, doanh số bán hàng tiêu dùng gia đình tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị tăng lên bất ngờ. Các trang trại và nhà chế biến ở Colombia, Honduras và Mexico đã vượt qua mức sụt giảm ban đầu, hiện đang tiếp thị mạnh mẽ cả sản phẩm tươi sống và sản phẩm đông lạnh gia tăng, hy vọng sẽ tận dụng được lãi suất bán lẻ tăng lên.

Trong những năm gần đây, Ecuador giảm sản lượng cá rô phi do nông dân tăng cường nuôi tôm. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường tôm và việc Trung Quốc phát hiện COVID-19 trên bao bì tôm Ecuador xuất khẩu, một số nhà sản xuất tôm có thể bị cám dỗ quay trở lại với cá rô phi. Ở Ecuador, các nhà máy chế biến linh hoạt nên việc chuyển đổi đối tượng có thể thay đổi nhanh chóng.

Trong khi đó, các nhà sản xuất cá rô phi Brazil đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường nội địa đã bị suy giảm nhiều do ngành dịch vụ thực phẩm bị thu hẹp và tỷ lệ xuất khẩu tương đối nhỏ cũng bị giảm sút. Phi lê tươi sang Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nông dân đang giữ cá với tỷ lệ cho ăn giảm và hy vọng chính phủ có chính sách cứu trợ.

Châu Phi

Sản lượng và thị trường cá rô phi châu Phi cho đến nay không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như những nơi khác, thị trường nội địa vẫn mạnh đối với cá rô phi nuôi và cá đánh bắt tự nhiên.

Xuất khẩu từ Ghana, Uganda, Zimbabwe, Zambia và Kenya đã bị ảnh hưởng từ châu Âu, nhưng thị trường nội địa vẫn ổn định. Tình hình ở Ai Cập nghiêm trọng vào tháng 6 và tháng 7, khi Covid-19 tăng đột biến, nhưng sau đó, vào tháng 8 và tháng 9, tình hình dịch bệnh khả quan đã giúp doanh số tăng trở lại, sản lượng cá rô phi hơn 900.000 tấn của Ai Cập chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chỉ xuất khẩu một số ít.

Viễn cảnh toàn cầu

Trên toàn cầu, sản lượng cá rô phi nuôi có thể lần đầu tiên giảm so với cùng kỳ năm trước. Các trang trại ở nhiều quốc gia không xuất bán cá, các nhà chế biến có nhiều hàng tồn kho trong kho lạnh và nông dân dè dặt hơn khi thả nuôi vụ mới.

Thị trường nội địa bị ảnh hưởng ở hầu hết các nước sản xuất cá rô phi bên ngoài châu Phi. Mỹ - vốn là nhà nhập khẩu cá rô phi lớn nhất đã giảm mạnh nhu cầu đối với tất cả các sản phẩm từ cá rô phi. Dự đoán, nhu cầu thị trường sẽ không phục hồi cho đến năm 2021, thị trường bán lẻ đang được cải thiện và sẽ tiếp tục là điểm sáng, các nhà sản xuất cá rô phi hy vọng rằng doanh số bán lẻ sẽ tiếp tục tăng sau khi dịch vụ thực phẩm phục hồi.

Mọi người đều hy vọng rằng COVID-19 sẽ sớm kết thúc, ngành sản xuất cá rô phi có thể quay trở lại tốc độ tăng trưởng hàng năm 5-6% đã đạt được trong nhiều năm qua.

Tìm kiếm