Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu Boesemania microlepis

Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu Boesemania microlepis

Trang chủ Tin Tức Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu Boesemania microlepis
Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu Boesemania microlepis
05/05/2021
36 Lượt xem

Chia sẻ với:

Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu Boesemania microlepis

Cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) là loài cá có thịt thơm ngon và kích cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Cá sửu thuộc giống Boesemania, họ cá đù (Sciaenidae), bộ cá vược (Perciformes).

Trên thế giới, cá phân bố ở Đông Nam Á. Ở lưu vực sông Mekong, cá phân bố dọc dòng chính và các chi lưu của sông Mekong từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam đến Luông Pra-bang của Lào, phần thượng lưu rất hiếm gặp. Đây là loài cá có kích thước lớn, chiều dài tổng tối đa của cá hơn 100cm, khối lượng khoảng 18 kg. Thường bắt gặp cá vào khoảng dưới 20-30 cm. 

Cá thành thục sinh dục lần đầu có chiều dài tổng lớn hơn 30 cm. Cá sửu có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên có giá trị thương phẩm cao. Loài cá này đang được xếp ở mức sắp bị đe dọa trong sách đỏ IUCN.

Đến nay, các nghiên cứu về loài cá này ở Việt Nam chưa được công bố nhiều. Do đó đề tài “Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858)” đã được thực hiện nhằm cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của cá, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu dinh dưỡng và ứng dụng chọn lựa thức ăn để ương nuôi nhân tạo loài cá này trong tương lai.

Đặc điểm hình thái cấu tạo hệ tiêu hóa của cá sửu

1. Miệng

Cá sửu có miệng rộng, rạch miệng dài, hơi xiên theo hướng lên trên, rạch miệng kéo dài qua khỏi đường thẳng đứng kẻ từ tâm của mắt. Môi dày, mềm, rãnh sau môi dướ

 

2. Hàm

Cá sửu có hàm trên và hàm dưới dài bằng nhau. Xương hàm trên và xương hàm dưới cứng, chắc (Hình 3b). Hàm trên có một hàng răng lớn và nhọn, hàm dưới có hai hàng răng, hàng răng nhỏ mịn nằm bên ngoài xen kẽ với hàng răng lớn nằm bên trong. Các răng lớn có xu hướng mọc cong hướng vào trong khoang miệng.

 

3. Hầu

Nằm cuối trong xoang miệng, có phân bố răng hầu to, nhỏ xếp thành từng đám xen kẽ nhau ở trên và dưới hầu.

 

4. Lược mang

Cá sửu có bốn đôi cung mang màu trắng tách rời nhau, lược mang thưa, ngắn tạo thành hai hàng đối xứng nhau trên cung mang, gốc các lược mang gắn vào cung mang, số lược mang trên cung mang thứ nhất dao động trong khoảng 10-17, các lược mang nhọn, cứng chắc, nằm hướng vào xoang miệng-hầu. 

 

5. Manh tràng

Bao gồm 5-9 ống có một đầu bịt kín được gắn vào ống tiêu hoá ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột.

 

6. Dạ dày

Là phần nối tiếp sau thực quản, có dạng hình túi to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp tạo khả năng giãn nở lớn với chức năng chứa thức ăn, tiết men tiêu hóa tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

 

7. Ruột

Là phần tiếp giáp với dạ dày đến hậu môn của cá. Ruột cá sửu thuộc dạng ruột thẳng, to và ngắn, vách ruột dày, xếp gấp khúc tạo thành hai đoạn rõ rệt.

Cá sửu là loài có tính ăn động vật. Thành phần thức ăn trong dạ dày của cá có chiều dài tổng >30cm và <30cm đều có bốn loại thức ăn gồm: Cá con, giáp xác, nhuyễn thể và giun nhiều tơ. Cá có sự thay đổi phổ thức ăn ở các giai đoạn phát triển, cá còn nhỏ ăn chủ yếu là giáp xác trong khi cá trưởng thành ăn chủ yếu là cá con.

Tìm kiếm