Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Người nặng lòng với con cá trên dòng Mê Kông

Người nặng lòng với con cá trên dòng Mê Kông

Trang chủ Tin Tức Người nặng lòng với con cá trên dòng Mê Kông
Người nặng lòng với con cá trên dòng Mê Kông
02/11/2020
45 Lượt xem

Chia sẻ với:

Người nặng lòng với con cá trên dòng Mê Kông

Không chỉ đam mê với việc kinh doanh các giống cá nước ngọt, mà nhiều năm nay, lão nông Lý Văn Bon (hay còn gọi là Bảy Bon) quyết tâm bảo tồn và sưu tầm các loài cá quý hiếm đang đứng trước nguy cơ biến mất trên dòng sông Hậu - một nhánh của dòng Mê Kông huyền thoại. Bởi ông luôn tâm niệm “nếu mình không bảo tồn thì sau này con cháu mình không có cơ hội để chiêm ngưỡng”.

Vừa nuôi vừa bảo tồn

Lồng bè nuôi cá của ông Bảy Bon nằm ở Cồn Sơn (thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ), muốn qua chiêm ngưỡng gia tài của ông thì phải ngồi đò khoảng 15 phút. Ngồi trên đò, bạn có thể hòa mình vào dòng sông Hậu mang nặng phù sa.

Ông Bảy Bon có nước da ngăm đen, tính tình chất phác đậm chất người dân Nam Bộ. Nhâm nhi xong ly nước trà, ông Bảy Bon nhớ lại, khi xưa ở nơi hiện là bè nuôi cá của ông vốn là một trại thực nghiệm của các chuyên gia nước ngoài.

Nơi đây các “ông Tây” đã dạy cho bà con hiểu rằng, không nên khai thác cá tự nhiên quá đà, chỉ nên ăn con gì mà mình kiểm soát được nguồn thức ăn, nguồn nước, con giống... Cá ngoài tự nhiên cần bảo tồn để làm cá bố mẹ.

Rồi trong một dịp tình cờ, Bảy Bon gặp mười mấy “ông Tây”, trong đó có Philip Raden - tiến sĩ chuyên ngành thủy sản. Chính Philip là người rủ ông bỏ hết cơ ngơi ở phố thị và gắn bó với vùng sông nước cùng những con người lam lũ ở Cồn Sơn.

“Thế giới này chỉ có một dòng sông Mê Kông thôi. Nếu nuôi cá muốn làm giàu không cần phải đến nước nào, Việt Nam là số 1. Vì dân ngày càng đông, cá ngày càng cạn kiệt, nếu không nuôi thì sau này không còn” - ông Bảy Bon nhớ lại những lời các chuyên gia nước ngoài nói với ông.

Nghĩ làm làm, năm 2000, ông Bảy Bon đổ vốn làm cơ sở để nuôi trồng thủy sản. Lúc đó, ông Bảy Bon để vợ mình - một người chuyên nuôi tôm càng xanh “bám” lồng bè - để theo các chuyên gia nước ngoài học nghề. Đến năm 2007, ông về ở hẳn với lồng bè cùng vợ.

Cũng theo ông Bảy Bon, ngày xưa cá ở khu vực này bao la, chỉ cần ngồi câu chút xíu thôi là đã có vài ký, nhiều đến nỗi không biết làm gì cho hết. “Nhưng ăn riết rồi cũng sạch. Không chỉ ăn mà người dân còn bắt bằng mọi hình thức nào là điện, cào điện, thuốc... Bắt tàn sát, nên dần dần cá cũng hiếm” - ông Bảy Bon ngậm ngùi.

Một điều đặc biệt là tại cơ sở của ông, ông vừa nuôi cá, vừa làm con giống, xuất bán nhưng đồng thời cũng thả ra sông cả vài tấn cá để bảo tồn giống trong tự nhiên. “Mỗi năm, tui thả cả tấn cá như: Tra thường, cá thác lác... ra ngoài sông để bảo tồn cá tự nhiên. Ở đây, mình tự sản xuất, tự nuôi, tự thả ra ngoài sông chứ cũng không ai bắt buộc, cũng không ai kêu gọi mình làm việc đó. Nhưng tôi muốn làm để giữ những con cá nào ở trên sông Mê Kông này” - ông Bảy Bon kể.

Ở lồng bè này, ông Bảy Bon chủ yếu nuôi cá thác lác để làm kinh tế, sản lượng khoảng 600-700 tấn/năm. Nhưng ông quan niệm, người khác nuôi nhiều thì ông nuôi ít lại. Người ta nuôi ít thì ông nuôi nhiều để đầu ra đầu vào cho ổn định thị trường. Ngoài ra, người khác tập trung nuôi con cá đó thì ông bỏ loài cá đó, ông nuôi con cá khác.

 

Nhọc nhằn gây giống cá quý

Bên cạnh đó, ông Bảy Bon còn nuôi hơn 10 loại cá khác với mục đích vừa nuôi để bảo tồn, vừa nuôi để làm du lịch. Tất các loài cá ông nuôi như: Cá thác lác, cá tra, cá xác sọc... đều là những loài cá ở trên sông Mê Kông này.

“Con cá tra bần bên Biển Hồ (ở Campuchia - PV) gọi là cá bông lau, còn ở Việt Nam gọi là cá tra bần. Vì con cá này lớn lên di chuyển hai bên bờ sông ăn trái bần, nên nó có tên như vậy. Nhưng lớn cỡ hơn 1kg là nó di chuyển hết lên Biển Hồ, rồi đến mùa sinh sản về dưới các đuôi cồn để đẻ” - ông Bảy Bon hồ hởi kể.

Bè của ông Bảy Bon còn nuôi nhiều loại cá độc đáo như: Cá sát, cá cơm, cá cóc, cá cầy, cá trà sóc, cá leo... Trong đó, nhiều người gọi con cá hô là “thủy quái” trên sông Mê Kông, vì con cá đó có thể nặng hơn 100kg, kích thước lớn quá nên gọi là “thủy quái” trên sông.

“Trên dòng Mê Kông này còn nhiều con cá rất đẹp, nhưng bây giờ nó gần như bị tuyệt chủng. Vì dân bây giờ chỉ kiếm những con cá ngon, độc, lạ để ăn. Như nghe ai bắt được cá sủ vàng là cỡ nào cũng phải ăn thịt, dễ gì cho làm giống, dễ gì cho nuôi” - ông Bảy Bon lắc đầu ngao ngán.

Đối với những loài cá lạ mà người dân đánh bắt được, ông Bảy Bon thường hỏi mua. Với những con cá nhỏ, ông đem thả lồng bè nuôi lớn. Với cá lớn, ông nuôi để làm giống. Nếu ông không cho cá đẻ được thì sẽ gửi cho trường đại học, Viện Nghiên cứu Thủy sản để các chuyên gia nhân giống, nghiên cứu rồi chuyển giao công nghệ cho ông.

“Có khi mình nuôi đàn cá cả trăm con nhưng chưa chắc đã đẻ được một con. Việc nuôi cho cá sinh sản là rất khó, đâu phải cứ nuôi đẻ là được. Có khi chích liều lượng phải hợp lý, trứng nó mới già, trứng già thì mới đẻ. Rồi có khi nuôi ở trên sông này, trứng nó không già phải đem lên trên ao để người ta nghiên cứu cho nó ăn những loại thức ăn gì trứng mới có đủ độ già” - ông Bảy Bon chỉ dẫn.

Ngoài việc nuôi cá để bán, bảo tồn thì ông Bảy Bon còn kết hợp việc nuôi cá với du lịch. Trung bình mỗi ngày thường khoảng 300 khách đến lồng bè của ông để tham quan, còn cuối tuần thì có khoảng 500 người. Nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, số người đến tham quan chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Từ ngày bị COVID-19 đến, ở đây thất thu đủ thứ. Ngoài việc cơ sở chế biến làm ra không có người mua, khách du lịch tới bè giảm nhiều, công nhân thì cho nghỉ. Rồi bây giờ nuôi cá vẫn nuôi nhưng cá lớn tranh thủ bán nhưng cá cũng tụt giá” - ông Bảy Bon thở dài.

Tìm kiếm