Chia sẻ với:
Nhập khẩu tôm của Nhật Bản ngày càng tăng
Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), NK tôm vào Nhật Bản 4 năm gần đây (2011-2015) có xu hướng giảm tuy nhiên từ 2016 đến nay, Nhật Bản ngày càng tăng NK tôm.
Tuy nhiên, năm 2016, NK tôm vào thị trường này lần đầu tiên (sau 6 năm) đã có dấu hiệu nhích lên với mức tăng trưởng 4% đạt 2,4 tỷ USD. Trong năm 2016, Thái Lan và Ấn Độ tăng XK tôm sang Nhật Bản lần lượt là 5% và 9% trong khi Việt Nam và Indonesia giảm nhẹ XK tôm sang thị trường này, lần lượt là 2% và 5%.
Nhu cầu tôm ở tất cả các kênh phân phối đều tăng trong năm 2016 vì tôm có giá phải chăng hơn so với các mặt hàng thủy sản khác như cá ngừ, cá hồi, mực nang, cá thịt trắng. Nhu cầu thị trường đối với phân khúc thị trường cao cấp tôm sú biển và nuôi còn đầu được cải thiện; doanh số bán tôm sơ chế, lột vỏ, để đuôi và chế biến cũng tăng năm 2016. Các sản phẩm chế biến/giá trị gia tăng như tôm hấp chín và lột vỏ, tôm tempura nấu liền, tôm sushi và các sản phẩm khác chế biến từ tôm chiếm 27% tổng NK tôm vào Nhật Bản. Tôm lột vỏ để đuôi (PTO) và tôm để vỏ nguyên liệu, đông lạnh cũng hấp dẫn các siêu thị và các nhà chế biến tôm tempura.
Giá trị NK tôm vào Nhật Bản 6 tháng đầu năm nay tiếp nối đà đi lên của năm 2016 đạt hơn 1 tỷ USD; tăng 11,1% so với cùng kỳ 2016. Trong top 4 nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản; NK tôm từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia tăng trong đó NK từ Việt Nam tăng mạnh nhất 32,7%, duy nhất NK từ Ấn Độ giảm 9,4%.
Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 27,7% tổng giá trị NK tôm vào nước này. Thái Lan đứng thứ hai chiếm 18,2%, tiếp đó là Indonesia với 15,6% và Ấn Độ với 9,4%. Quý II/2017, vị trí các nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản không thay đổi từ năm 2015. Giá trung bình NK tôm từ Việt Nam cao nhất (12 USD/kg) trong top các nhà cung cấp chính nên Việt Nam phải cạnh tranh về giá với các nhà cung cấp khác trên thị trường này (Indonesia: 11 USD/kg; Thái Lan: 11 USD/kg, Ấn Độ: 10 USD/kg...)
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tính tới tháng 8 năm nay, Nhật Bản được đánh giá là thị trường NK tôm Việt Nam hoạt động tốt nhất. Từ vị trí thứ 3 năm 2016 vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 2/2017 và duy trì vị trí số 1 đến tháng 7 năm nay.
Tám tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 449,3 triệu USD; tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2016. Nhật Bản chiếm 19,2% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Từ đầu năm đến tháng 8 năm nay, XK sang Nhật Bản luôn tăng trưởng ở mức 2 con số.
Trong những tháng đầu năm nay, nhờ đồng yên tăng giá nên doanh nghiệp tôm trong nước chuyển sang khai thác mạnh ở thị trường Nhật Bản.
Một số DN cho biết, XK sang Nhật Bản sẽ còn tăng trưởng tốt vào những tháng cuối năm. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ tôm của Nhật Bản tăng. Bên cạnh đó, các DN XK có nhiều cải thiện về chất lượng và quy cách chế biến sản phẩm nên chinh phục được thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường luôn đề cao chất lượng sản phẩm nên DN nên coi đây là yếu tố then chốt để giữ vững thị trường XK này.
Nhập khẩu tôm vào Nhật Bản, T1-T6/2017 |
|||
Nguồn cung |
T1-T6/2016 |
T1-T6/2017 |
Tăng, giảm (%) |
TG |
970.071 |
1.077.449 |
11,1 |
Việt Nam |
224.564 |
298.095 |
32,7 |
Thái Lan |
173.532 |
195.871 |
12,9 |
Indonesia |
165.848 |
167.546 |
1,0 |
Ấn Độ |
111.644 |
101.181 |
-9,4 |
Argentina |
46.935 |
48.670 |
3,7 |
Nga |
38.406 |
54.046 |
40,7 |
Trung Quốc |
57.414 |
50.727 |
-11,6 |
Canada |
34.535 |
29.947 |
-13,3 |
Myanmar |
15.926 |
18.497 |
16,1 |
Greenland |
8.315 |
15.473 |
86,1 |
Malaysia |
9.802 |
12.170 |
24,2 |
Taipei, Chinese |
20.393 |
15.018 |
-26,4 |
Philippines |
9.824 |
11.701 |
19,1 |
Bangladesh |
13.070 |
10.661 |
-18,4 |
Ecuador |
7.508 |
6.882 |
-8,3 |