Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Những thành tựu nổi bật trong chọn giống thủy sản

Những thành tựu nổi bật trong chọn giống thủy sản

Trang chủ Tin Tức Những thành tựu nổi bật trong chọn giống thủy sản
Những thành tựu nổi bật trong chọn giống thủy sản
16/11/2020
40 Lượt xem

Chia sẻ với:

Những thành tựu nổi bật trong chọn giống thủy sản

Thành tựu nổi bật trong chương trình chọn giống thủy sản trên thế giới và Việt Nam.

Hiện nay, nhu cầu con giống chất lượng sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao ngày càng tăng và là một yêu cầu của nghề sản xuất giống và nền tảng của nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, nguồn bố mẹ hiện nay chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, ao nuôi thương phẩm và một số ít từ tôm gia hóa. Việc sử dụng bố mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên và ao nuôi thương phẩm là nguồn lây truyền mầm bệnh, đe dọa tài nguyên cũng như đa dạng sinh học từ đó làm giảm chất lượng con giống, do đó, việc lựa chọn các cá thể bố mẹ tốt từ các chương trình chọn lọc di truyền để có con giống chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, không những đảm bảo hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mà còn góp phần giữ được đa dạng sinh học.

Thế giới

Trên thế giới có hơn 100 chương trình chọn giống đã được triển khai và áp dụng trên nhiều loài thủy sản khác nhau. Theo đó, các chương trình chọn giống tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực như: cá chép (8 chương trình), cá rô phi (27 chương trình), cá hồi Đại Tây Dương (13 chương trình), cá hồi vân (13 chương trình) các tính trạng bao gồm trong mục tiêu chọn giống là tăng trưởng, tỷ lệ phi lê, màu sắc thịt, kháng bệnh, chịu mặn, thành thục sớm và một số chỉ tiêu khác.

Đối với tính trạng tăng trưởng, nhiều chương trình chọn giống đã rất thành công. Chương trình chọn giống trên cá hồi vân về tính trạng tăng trưởng qua 6 thế hệ chọn giống đã tăng lên 30% so với ban đầu. Trên cá hồi Đại Tây Dương, trọng lượng cơ thể đã tăng lên 7% chỉ với thế hệ chọn giống đầu tiên và tốc độ tăng trưởng gia tăng 50% khi được chọn qua 10 thế hệ trên cá hồi Coho. Trọng lượng cơ thể cũng được cải thiện trên cá nheo Mỹ, từ 12% – 20% khi qua 1 – 2 thế hệ chọn giống. Sau 3 thế hệ chọn giống, tốc độ tăng trưởng của cá nheo Mỹ trong ao cải thiện 20% – 30% và ở thế hệ thứ 4 của chọn giống, cá nheo Mỹ cải thiện 55% tốc độ tăng trưởng, cũng ở thế hệ thứ 4 trọng lượng cơ thể tăng 50,5 g và chiều dài cơ thể tăng 0,88 cm trên cá trê vàng (Jarimopas và ctv, 1989). 

Đối với cá chép, nhiều chương trình chọn giống cũng được áp dụng đối với các dòng khác nhau dựa trên cơ chế di truyền cộng gộp giữa các gen quy định tính trạng. Theo Smisek (1979), hệ số di truyền ước tính của trọng lượng cơ thể từ 0,15 – 0,49 trên dòng cá chép Tiệp Khắc (cũ). Chương trình chọn giống nhằm cải thiện tăng trưởng trên cá rô phi dòng GIFT đạt nhiều kết quả vượt trội so với quá trình lai giống, cải thiện tốc độ tăng trưởng từ 77% – 123%. Với 11% cải thiện di truyền trên mỗi thế hệ, dòng cá này 8 được xem là tốt nhất so với các loài cá rô phi khác (Dunham và ctv, 2001).

Chương trình chọn giống đã cải thiện tăng trưởng trên tôm he Nhật Bản cũng được thực hiện trong phòng thí nghiệm và hệ thống “pilot-scale” sử dụng con bố mẹ từ Viện SIRO, cũng theo các tác giả này, các thử nghiệm so sánh đã chứng minh được những cải thiện đáng kể về tăng trưởng, tỉ lệ sống và sản lượng (sản lượng trung bình tăng 10% – 15%). Từ năm 1995 - 1998, chương trình chọn giống tôm thẻ chân trắng ở Mỹ bằng việc cân bằng giữa tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh Taura. Kết quả là sau một thế hệ, dòng tôm chọn lọc tăng trưởng có tốc độ tăng trưởng cao hơn 21% sao với đối chứng. Trong khi dòng tôm chọn lọc kháng bệnh cho kết quả tăng 18,4% tỷ lệ sống đối với TSV (Argue và ctv, 2002).

Bên cạnh đó, thương hiệu tôm sú Moana là một trong những chương trình thành công về  chọn giống tôm sạch bệnh. Hơn 1,400 con tôm được thu thập từ 7 địa điểm ở khắp châu Á, sau đó sàng lọc để tạo thế hệ G1 sạch bệnh. Thử nghiệm ở Việt Nam đối với thế hệ G7 cho thấy tôm sú Moana đạt cỡ 30 g/con trong 130 ngày nuôi so với 160 ngày đối với tôm tự nhiên, tăng trưởng trung bình 0,36 – 0,49 g/ngày, kết quả tương tự đối với Thái Lan và Ấn Độ. Ngày nay, tôm sú Moana đã đạt đến thế hệ G16 và đang là một trong những công ty cung cấp nguồn con giống quan trọng đối với nghề nuôi tôm sú trên thế giới.

Việt Nam

Chương trình nâng cao chất lượng di truyền bằng chọn lọc cá thể đã được thực hiện trên cá chép ở miền Bắc vào năm 1985, thông qua chương trình chọn giống cá chép về tính trạng tăng trưởng đã xác định hệ số di truyền là 0,2 – 0,29. Thí nghiệm chọn giống trên 3 loại hình cá chép: vàng, trắng và Hungary được thực hiện. Qua 2 thế hệ chọn giống

9 bằng phương pháp chọn lọc cá thể, hệ số di truyền thực tế là 0,22; 0,22 – 0,23 và 0,18 – 0,20 tương ứng cho cá chép: vàng, trắng và Hungary. Ngoài ra hiệu quả mang lại là cá chọn lọc tăng trưởng nhanh hơn thế hệ trước tương ứng từ 7,0 – 7,2%; 4,3 – 6,0% và 4,2 – 4,3%.

Chương trình chọn giống cá rô phi dòng GIFT tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã chọn được đàn cá rô phi có sức tăng trưởng tăng 16,6% qua 2 thế hệ bằng phương pháp chọn lọc gia đình. Chương trình chọn giống cá tra về tăng trưởng và tỷ lệ phi lê được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2012 đã tính toán được hệ số di truyền thực tế tính trạng tăng trưởng (0,24 – 0,28), hiệu quả chọn lọc thực tế tính trạng tăng trưởng ở mức trung bình đến cao từ 7,9 – 18,2 % trên thế hệ (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 2015). 

Chương trình chọn giống cá rô phi đỏ được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã đạt được một số kết quả khả quan chương trình chọn giống này đáp ứng mục tiêu nâng cao tốc độ sinh trưởng, cải thiện màu sắc (không đốm hoặc có đốm bé hơn 5% diện tích bề mặt cơ thể) và khả năng chịu mặn. Hệ số di truyền (h2) của tính trạng tăng trưởng  được ước tính là 0,35 ± 0,23 cho thế hệ thứ nhất (G1), 0,27 ± 0,10 cho thế hệ thứ hai (G2), 0,20 ± 0,10 cho thế hệ thứ ba (G3) và 0,29 ± 0,10 cho thế hệ thứ tư (G4). Ảnh hưởng của môi trường (c2) nằm trong khoảng được báo cáo trên cá rô phi: 0,17 ± 0,10.

Trong đó, chương trình chọn giống tôm sú theo tính trạng tăng trưởng tại Việt Nam được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II qua các thế hệ G1, G2, G3 đã thành công nổi bật. Trên quần đàn tôm sú bố mẹ G0 tạo G1 tham gia sinh sản có trọng lượng 78,5 g/tôm cái và 61,4 g/tôm đực, sức sinh sản trung bình đạt 357 ngàn trứng/lần đẻ, sức sinh sản tương đối trung bình đạt 18,5 ngàn trứng/g tôm cái, trung bình mỗi tôm cái đẻ 3,6 lần, tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 44,9%, tỷ lệ nở trung bình là 54,8%. Trên đàn bố mẹ G2 tạo G3, sức sinh sản trung bình đạt 289.000 trứng/tôm cái, 216.000 Nauplii/gia đình và ương thành công lên tôm post  PL4 đạt 103.000.

Việc duy trì chương trình chọn giống dài hạn dựa trên nguồn vật liệu ban đầu là hết sức cần thiết, nhằm lưu giữ quần thể chọn giống đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ và nhằm cải thiện hơn nữa tính trạng mục tiêu trên loài thủy sản. Bên cạnh đó, các chương trình chọn giống cần được hợp tác hơn nữa giữa những viện nghiên cứu, nhà nước và các công ty tư nhân với mục tiêu là cải thiện về di truyền và tạo ra nguồn con giống sạch bệnh, chất lượng để giúp ngành thủy sản phát triển một cách bền vững.

Tìm kiếm