Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Nuôi bạch tuộc vằn tí hon để phục vụ nghiên cứu khoa học

Nuôi bạch tuộc vằn tí hon để phục vụ nghiên cứu khoa học

Trang chủ Tin Tức Nuôi bạch tuộc vằn tí hon để phục vụ nghiên cứu khoa học
Nuôi bạch tuộc vằn tí hon để phục vụ nghiên cứu khoa học
31/12/2021
51 Lượt xem

Chia sẻ với:

Nuôi bạch tuộc vằn tí hon để phục vụ nghiên cứu khoa học

Để nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của ngành sinh học, nhiều thế hệ các nhà khoa học vẫn phải dựa vào một số ít loài sinh vật như ruồi giấm, cá bơn sọc (zebrafish), chuột,… Đặc điểm chung của chúng là có vòng đời ngắn, kích thước cơ thể nhỏ và có thể được lai tạo qua nhiều đời trong phòng thí nghiệm.

Việc nuôi bạch tuộc, bao gồm loài O. chierchiae (bạch tuộc vằn tí hon), hiện vẫn là một thách thức lớn. Trong một công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science, nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Sinh học Biển (MBL) thuộc Đại học Chicago (Mỹ) đã giới thiệu phương pháp nuôi O. chierchiae thành công do họ phát triển.

 

“Bạch tuộc vằn tí hon sở hữu một số đặc tính sinh học riêng khiến chúng rất được quan tâm và phù hợp với mục đích nghiên cứu trong phòng thí nghiệm so với những loài bạch tuộc khác”, Bret Grasse – người phụ trách chương trình Cephalopod Operations tại MBL và là đồng tác giả bài báo – cho biết.

Khác với hầu hết sinh vật thuộc lớp chân đầu (cephalopod) như bạch tuộc, mực, mực nang,… O. chierchiae, còn được gọi là “bạch tuộc Thái Bình Dương ít sọc”, chia sẻ nhiều đặc điểm tương đồng [hữu ích] với các đối tượng phục vụ nghiên cứu, chẳng hạn chúng có kích thước cơ thể [khi trưởng thành] rất nhỏ,… Anik Grearson, cựu thực tập sinh tại MBL và là thành viên nhóm nghiên cứu, lý giải: “Phần lớn bạch tuộc đều có vòng đời tương đối ngắn. Chúng chỉ sinh sản một lần rồi bắt đầu già yếu và chết khá nhanh. Nhưng không như những loài bạch tuộc khác, O. chierchiae cái có thể đẻ vài lứa, từ 30-90 trứng, trong suốt giai đoạn sinh sản của nó.”

“Chúng tôi có thể thúc cho chúng giao phối và tính toán chính xác thời điểm đẻ trứng cùng thời gian ấp nở để nuôi bạch tuộc con với tỷ lệ sống tương đối cao so với các loài bạch tuộc khác,” Grearson nói. Bên cạnh điều này, chính kích thước nhỏ, tính lưỡng hình giới tính và lịch trình sinh sản có thể dự báo được là những đặc điểm khiến O. chierchiae dễ dàng trở thành ứng viên phù hợp cho các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Tìm kiếm