Chia sẻ với:
Nuôi cá bằng lồng HDPE - Xu hướng nuôi cá biển hiện đại, năng suất cao
Nuôi cá bằng lồng HDPE là giải pháp nuôi thủy sản tiên tiến được Tổng cục Thủy sản khuyến khích áp dụng hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại này mang lại rất nhiều lợi ích giúp bà con hạn chế rủi ro, nâng cao năng suất nuôi cá vượt trội. Mời mọi người cùng cá giống Trường Phát tìm hiểu chi tiết về phương pháp nuôi cá thông minh, tích hợp nhiều ưu thế dưới đây.
Tìm hiểu về lồng nuôi HDPE
Nuôi cá bằng lồng HDPE là gì?
Lồng nuôi công nghệ cao HDPE sở hữu nhiều lợi thế vượt trội giúp bà con giảm thiểu rủi ro, chăm nuôi cá đạt năng suất cao
Phần lớn người nuôi cá biển thường nuôi trong lồng bè gỗ truyền thống tự phát, tuy nhiên phương pháp này có nhiều hạn chế như:
- Gỗ có độ bền kém, dễ bị nước biển, sinh vật biển ăn mòn.
- Cần phải thay thế, sửa chữa, bảo trì định kỳ vì theo thời gian gỗ dễ bị xuống cấp, mục nát.
- Việc vệ sinh gặp nhiều khó khăn do bè gỗ sần gùi, dễ bám dính.
- Kiểm soát duy trì lượng oxy và chất lượng nước hạn chế.
- Thiết kế lồng gỗ không được thoải mái như lồng HDPE, điển hình như muốn mở rộng quy mô nuôi, lắp đặt thêm lồng bè gỗ không được linh hoạt.
- Nuôi lồng bè gỗ rủi ro cao, tỷ lệ cá chết nhiều hơn vì có nhiều yếu tố bản thân người nuôi khó kiểm soát được.
- Đặc biệt dễ bị tác động tiêu cực từ các vấn đề biến đổi khí hậu. Môi trường biển xung quanh không đảm bảo sạch sẽ, không phải định hướng đúng đắn để phát triển ngành cá một cách bền vững.
Nuôi cá bằng lồng HDPE (High-Density Polyethylene), một loại lồng nhựa “khổng lồ” tích hợp nhiều lợi thế về độ bền, không bị ảnh hưởng chất lượng từ môi trường nước, điều kiện thời tiết.
Đây cũng được xem là giải pháp nuôi cá thông minh, tiên tiến nằm trong:
“Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển ở Việt Nam của Tổng cục Thủy sản ”. Đề án này đặt mục tiêu phát triển lâu dài đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, chuyển đổi lồng nuôi truyền thống sang lồng nuôi HDPE để gia tăng năng suất nuôi trồng hiệu quả.
Cấu tạo của lồng HDPE
Đây là cấu tạo tổng thể của lồng HDPE tròn
Lồng tròn HDPE nuôi cá biển quy mô công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13997:2024. Tiêu chuẩn này được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố và được áp dụng với lồng nuôi ở vùng biển có độ sâu từ 20 m trở lên, có lưu tốc dòng chảy lớn hơn 0,3 m/s.
Cấu tạo của lồng tròn HDPE bao gồm:
- Vành lồng trong
- Vành lồng ngoài
- Vành tai vịn
- Đai (cùm) ống
- Trụ tay vịn
- Lưới nuôi
- Lưới chắn
- Lưới bảo vệ
- Dây giềng
- Vật nặng
- Neo
- Dây neo
- Phao giữ cân bằng dây neo
Để lắp đặt lồng nuôi hiệu quả, mọi người cần tìm hiểu và đảm bảo các thông số kỹ thuật đúng chuẩn như: chọn vật liệu cho khung lồng, lưới lồng, dây giềng phù hợp, đúng kích thước…
Bên cạnh lồng tròn, bà con chăm nuôi cá với quy mô nông hộ có thể lắp đặt lồng nuôi cá biển HDPE hình vuông, hình chủ nhật với đa dạng kích thước.
Khu vực nuôi cá mú trân châu bằng lồng HDPE hình vuông tại Kiên Giang thu lãi hơn 170 triệu đồng/hộ sau 10 tháng nuôi
Ưu điểm khi nuôi cá lồng HDPE
Người nuôi có thể kiểm soát chủ động được nhiều yếu tố nhờ thiết kế cảm biến thông minh từ lồng HDPE
Trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc nuôi thủy hải sản bằng lồng HDPE sẽ giúp bà con chống chọi với bão lũ, thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên nhiên gây ra.
Lồng HDPE sở hữu hàng loạt ưu điểm, khắc phục được hết các hạn chế mà lồng gỗ truyền thống không có.
Độ bền cao, chắc chắn, ít bị tác động bởi môi trường xung quanh
Được làm từ nhựa Polyethylene có độ bền cơ học cực kỳ tốt, không bị ăn mòn, không bị biến dạng, chịu va đập mạnh. Lồng chắc chắn, có thể chịu được lực sóng, gió mạnh, bão cấp 10-12, độ bền lên tới 50 năm.
- Khả năng nổi cao, diện tích không gian trên mặt nước được tận dụng triệt để.
- Di chuyển và lắp đặt nhanh, dễ dàng, không giới hạn địa hình (cửa vịnh, sông hồ lớn, vùng biển hở gần bờ, xa bờ…)
- Vì độ bền cao nên lồng HDPE không cần phải bảo trì, sửa chữa và thay thế nhiều, tiết kiệm chi phí đầu tư lâu dài.
- Khâu vệ sinh lồng đơn giản hơn so với lồng gỗ, vệ sinh nhanh, tiết kiệm thời gian.
- Kiểm soát chất lượng nguồn nước nuôi ổn định, đảm bảo oxy cho cá phát triển mỗi ngày.
Nhờ tất cả những lợi thế trên, nên khi nuôi cá bằng phương pháp lồng hiện đại này giúp bà con đạt năng suất cao, thu lại lợi nhuận hấp dẫn.
Thân thiện với môi trường
Nuôi cá bằng lồng HDPE được Tổng cục Thủy sản khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con áp dụng bởi nó còn là phương pháp nuôi trồng thân thiện với môi trường, giúp nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững
Chất liệu HDPE có thể tái chế sử dụng, không chứa chất độc hại, an toàn với cá và môi trường xung quanh.
Dễ dàng quản lý
Với cách nuôi cá bằng bè truyền thống, việc theo dõi chất lượng nước (nhiệt độ, oxy, pH…) hay lượng thức ăn của cá mỗi ngày đều được kiểm soát bằng cách thủ công, cảm quan cá nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng lồng HDPE, nhờ công nghệ hiện đại, người nuôi có thể kiểm soát được tất cả các yếu tố thông qua hệ thống giám sát tự động nhờ được trang bị cảm biến.
Năng suất như ý
Nhờ điều kiện nuôi tốt hơn nên cá sinh trưởng, phát triển mạnh, đồng đều, từ đó bà con đạt năng suất cao trong mỗi mùa vụ. Ngoài ra, mọi người có thể đa dạng con giống nuôi, một lồng nuôi được nhiều loại cá được phân tách, kết hợp khoa học, tối ưu hóa sản xuất. Những lợi ích tuyệt vời này, lồng gỗ truyền thống không tích hợp được.
Nuôi cá bằng lồng HDPE có tốn kém không?
Nuôi cá bằng lồng HDPE công nghệ cao tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế và bảo trì vì theo thời gian vẫn đảm bảo chất lượng tốt
Lồng nuôi cá bằng gỗ có phi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với lồng HDPE, tuy nhiên xét về quá trình đầu tư lâu dài thì chi phí để bảo trì, thay thế nhiều hơn. Nếu mọi người hiểu rõ bản chất của lồng HDPE và những ưu điểm, lợi thế của nó thì khi bỏ vốn đầu tư ngay ban đầu sẽ không tiếc. Bởi xét chi phí tổng thể, lâu dài cả 2 phương pháp này thì lồng HDPE sẽ có chi phí tốt hơn.
- Không cần thay thế, sửa chữa, bảo trì nhiều
- Tiết kiệm nguồn thuốc thú ý vì cá ít dịch bệnh
- Tiết kiệm chi phí mua cá giống vì cá sinh trưởng tốt, tỷ lệ chết thấp
- Tiết kiệm chi phí lao động, vì lồng nuôi hiện đại chỉ cần số lượng lao động cần thiết
- Tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc cá…
- Lồng HDPE có thể kiểm soát được chi phí vận hành hiệu quả.
Nếu bạn quản lý tốt, hệ thống nuôi cá bằng lồng HDPE sẽ giúp tối ưu hóa chi phí đầu tư và chăm sóc đáng kể.
Năm 2025 - Xu hướng nuôi cá biển công nghệ cao
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nuôi tiên tiến bằng lồng HDPE (High-Density Polyethylene), năm 2025 sẽ là năm đặc biệt đánh dấu bước ngoặt lớn trong lĩnh vực nuôi thủy sản.
Tỉnh Khánh Hòa đã triển khai mở rộng mô hình thí điểm nuôi cá bằng công nghệ HDPE trên toàn tỉnh với diện tích gần 250 ha
Nhiều nhà đầu tư và người nuôi đã áp dụng phương pháp nuôi trồng này và đạt được hiệu quả ngoài mong đợi. Điển hình như, tỉnh Khánh Hóa - Trung tâm kinh tế biển của cả nước, đã triển khai thành công nuôi thí điểm cá biển bằng lồng HDPE tại vùng biển hở Cam Ranh. Sau 1 năm triển khai 10 hộ nuôi thí điểm đã đạt được kết quả vượt trội hơn so với lồng bè truyền thống.
- Mô hình nuôi cá bớp đạt bình quân 173% về tỷ suất lợi nhuận.
- Mô hình nuôi cá mú đạt hơn 130%, mô hình nuôi tôm hùm đạt hơn 110%
Hiện tại, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai mở rộng mô hình thí điểm nuôi cá bằng công nghệ cao trên toàn địa bàn tỉnh với diện tích gần 250 ha, với số vốn đầu tư gần 550 tỷ đồng. Một số tỉnh thành khác như Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Cà Mau, Quảng Ninh… cũng có hoạt động nuôi cá biển bằng lồng HDPE sôi động.
Nuôi cá bằng lồng HDPE còn mới mẻ với nhiều bà con, hy vọng phương pháp nuôi hiện đại này sẽ được phổ biến, áp dụng rộng rãi trên cả nước. Đây là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư và người nuôi cá biển gia nhập vào xu thế mới này, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Cá giống Trường Phát - Công ty cổ phần TP Aqua Group là một trong những doanh nghiệp cung cấp cá giống nước mặn/lợ chất lượng hàng đầu trên toàn quốc. Mọi người có bất kỳ thắc mắc nào về lựa chọn giống nuôi hay kỹ thuật chăm sóc cá hiệu quả, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.