Đây là một một phương pháp phát hiện nhanh bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở tôm, được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM và Viện Pasteur.
Năm 2013, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở tôm nuôi được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, vi khuẩn này mang plasmid mã hóa gen gây. Plasmid có kích thước khoảng 70 kbp, plasmid có chứa các gen mã hóa tương đồng với gen độc tố thuộc loài Photorhabdus, gen mã hóa độc tố (Photorhabdus insect-related - Pir) này có tên là PirA và PirB.
Gen độc tố này có thể được truyền từ loài vi khuẩn Vibrio này sang loài vi khuẩn Vibrio khác. Hiện nay, đã có nhiều loài Vibrio được phát hiện mang gen độc tố như V. harveyi, V. campbellii, V. punensis và V. owensii.
Trước đây thông qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chủng V. parahaemolyticus gây bệnh AHPND không thể truyền qua tôm nhiễm bệnh đã được đông lạnh.
Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu khác cho rằng gen độc tố pirA/B của V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính được phát hiện trong tôm đông lạnh nhập khẩu từ các nước đến Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả này đã tiến hành thử nghiệm chứng minh khả năng lây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) liên quan đến vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của tôm đông lạnh được trữ ở -80°C.
Bệnh có thể xuất hiện ở các giai đoạn phát triển của tôm và đây được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với ngành nuôi tôm. Hiện nay, bệnh này có nhiều phương pháp để chẩn đoán, bao gồm dựa vào dấu hiệu lâm sàng, phương pháp mô học, phương pháp PCR phát hiện nhanh AHPND với nhiều quy trình khác nhau, LAMP.
Ở mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên cần có những phương pháp phát hiện sớm và chính xác là mục tiêu cần được đáp ứng.
Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kỹ thuật miễn dịch theo dòng (LFIA – lateral flow immunoassay) sử dụng kháng thể đa dòng được tạo ra để phát hiện nhanh đồng thời cả protein PirAvp và PirBvp.
Que thử LFIA dựa trên nguyên tắc của sandwich ELISA. Kháng thể đa dòng được liên hợp với hạt keo vàng hoạt động như yếu tố nhận biết sinh học và được phủ lên màng cộng hợp.
Kháng thể đa dòng được kết hợp với keo vàng đóng vai trò là yếu tố nhận dạng sinh học và được phủ lên miếng đệm liên hợp. Kháng thể kháng Pirvp, kháng thể kháng PirBvp của thỏ và kháng thể IgG của dê được phun riêng biệt lên màng nitrocellulose để tạo thành hai vạch thử nghiệm và một vạch đối chứng tương ứng.
Sự xuất hiện của các dải màu đỏ ở vạch đối chứng và vạch thử nghiệm cho thấy kết quả dương tính. Một dải màu duy nhất ở khu vực kiểm soát cho thấy kết quả âm tính. Giới hạn phát hiện của LFIA được tìm thấy là 125 ng, với kỹ thuật này có thể phát hiện bằng mắt thường trong vòng 15 phút. Không có phản ứng chéo được quan sát thấy với VPnon-AHPND (vi khuẩn không gây bệnh AHPND).
Hơn nữa, độ nhạy và độ đặc hiệu của LFIA lần lượt là 94,0% và 98,0%. Dải thử nghiệm được phát triển có thể là một công cụ để chẩn đoán AHPND sớm và tại ao nuôi để phát hiện nhanh chóng AHPND mà không cần chuyên môn cao phục vụ cho công tác theo dõi và kiểm soát bệnh cho các vùng nuôi tôm hiện nay.
Như vậy, đây là kết quả bước đầu và làm tiền đề để có thể phát triển thành sản phẩm thương mại, hiện nay trong nước và cả trên thế giới đều chưa có loại que thử phát hiện AHPND nào được thương mại hóa.
Điều này rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính đối với mẫu tôm trong trại giống hay ngoài ao nuôi cũng như các mẫu tôm đông lạnh một cách chính xác và nhanh chóng.