Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Quyết giảm tàu lưới kéo trong khai thác biển

Quyết giảm tàu lưới kéo trong khai thác biển

Trang chủ Tin Tức Quyết giảm tàu lưới kéo trong khai thác biển
Quyết giảm tàu lưới kéo trong khai thác biển
10/09/2023
67 Lượt xem

Chia sẻ với:

Quyết giảm tàu lưới kéo trong khai thác biển

Các địa phương nỗ lực

Tỉnh Kiên Giang có nhiều tàu cá nhất nước ta, vừa qua đã xoá đăng ký 1.053 chiếc, nay còn 11.537 chiếc, gồm 8.888 chiếc đã đăng ký và 2.649 chiếc chưa đăng ký nhưng được UBND tỉnh cho chủ trương đăng ký mới. Chi cục Thủy sản cho biết, kế hoạch từ tháng 7/2023 đến năm 2025 sẽ cắt giảm 597 tàu lưới kéo. Kiên Giang đã cấm phát triển số lượng tàu cá làm nghề lưới kéo.

Đồng thời với việc giảm tàu lưới kéo, Sở NN&PTNT Kiến Giang đã tham mưu UBND tỉnh phân vùng quản lý hoạt động khai thác bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi. Theo đó, cấm khai thác quanh năm ven biển 3 hải lý, ven đảo 1 hải lý; cấm khai thác có thời gian tại vịnh Rạch Giá, đảo Hòn Tre, quần đảo Bà Lụa và Hải Tặc.

Ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nơi có nghề lưới kéo phát triển lâu đời, nay đã giảm 220 chiếc tàu lưới kéo so với năm 2019, hiện còn 1.395 chiếc. Sở NN&PTNT cho biết, nghề truyền thống từ bao đời của ngư dân nên giảm rất khó khăn, tuy nhiên định hướng của ngành trước mắt giảm 100% tàu lưới kéo ở vùng ven bờ và vùng lộng vì pháp luật đã cấm tàu lưới kéo khai thác ở đây. Riêng ở vùng khơi, giảm dần bằng cách không cho đóng mới, số tàu lưới kéo hiện nay khi hết hạn hoạt động sẽ tự giải bản.

 

Kế hoạch cụ thể của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2023-2026, chuyển đổi 25 tàu lưới kéo chiều dài từ 6 đến dưới 12m hoạt động ở vùng ven bờ sang nghề lưới rê đáy; 558 tàu lưới kéo dài từ 15m trở lên hoạt động ở vùng khơi sang nghề lưới rê đáy (186 chiếc), nghề câu (186 chiếc), nghề lồng bẫy (186 chiếc).

Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung có số lượng tàu lưới kéo lớn, hiện là hơn 1.600 chiếc. Việc chuyển đổi nghề gặp nhiều trở ngại nhưng tỉnh cũng đặt mục tiêu giảm 25% trong một số năm tới và giảm nhanh ở vùng ven bờ và vùng lộng. 

Quyết tâm thực hiện Đề án

Khó khăn lớn nhất trong giảm tàu lưới kéo là chuyển đổi nghề cho ngư dân sang nghề khác. Điển hình như tỉnh Quảng Ngãi, mấy năm trước có chủ trương giảm số tàu lưới kéo với chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nhưng nửa chừng phải tạm dừng triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân do thiếu nguồn lực. Nay tỉnh tập trung thực hiện theo hướng mở rộng xã hội hóa, triển khai các giải pháp về tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để phát triển ngành nghề.

 

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch phát triển nghề khai thác hải sản, theo đó khuyến khích ngư dân cải hoán tàu cá công suất lớn để vươn ra xa bờ, huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ đào tạo nghề. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Ở tỉnh Kiên Giang, trước mắt chuyển đổi một số nghề phù hợp với lao động đi biển như nuôi biển, dịch vụ hậu cần khai thác. Tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn vay cho ngư dân chuyển đổi từ khai thác lưới rê sang nghề khác thân thiện với môi trường. 

Các địa phương thống nhất quyết tâm thực hiện “Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2023. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2025 chuyển đổi 700 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần; Giai đoạn từ năm 2026 – 2030 chuyển đổi 1.000 tàu làm nghề lưới rê thu ngừ khai thác vùng khơi sang các nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí. 

Tầm nhìn của Đề án: “Cắt giảm những tàu cá làm nghề lưới kéo có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, tàu cá có tuổi từ 15 tuổi trong giai đoạn đến năm 2025 và giảm dần trong giai đoạn 2026 - 2030. Không cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá chỉ được thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác. Đối với các tàu cá đăng ký cải hoán nghề, khi cấp văn bản chấp thuận chỉ cho phép cải hoán sang các nghề khác ngoài nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ”.

Tìm kiếm