Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên thuỷ sản

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên thuỷ sản

Trang chủ Tin Tức Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên thuỷ sản
Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên thuỷ sản
16/06/2021
36 Lượt xem

Chia sẻ với:

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên thuỷ sản

Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, nâng cao sức đề kháng cho thuỷ sản. Kiểm soát chất lượng giống, định kỳ lấy mẫu giám sát xét nghiệm tại các cơ sở nuôi thuỷ sản. Áp dụng nuôi thuỷ sản theo hướng an toàn sinh học… đó là khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT nhằm phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản đang xuất hiện.

Kết quả lấy mẫu định kỳ, quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi thủy sản từ tháng 03 - 05/2021 tại một số điểm lấy mẫu trên địa bàn tỉnh, cho thấy: Độ kiềm, BOD, COD, N-NH4+ vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm, như nấm mang (Dermocystiudium), nấm hạt (Branchiomyces), nhiễm khuẩn (Aeromonas sp), dương tính với vi rút KHV.

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Thú y, Luật Thủy sản, công tác phòng, chống dịch trên thủy sản cho các tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản trên địa bàn. Hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, như mua giống ở cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, định kỳ phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng cho thủy sản, tiêu hủy động vật thủy sản khi bị mắc bệnh.

Khuyến cáo người dân thực hiện nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học, quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản và điều trị một số bệnh trên cá bị nhiễm theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Theo dõi tình hình dịch bệnh thủy sản thống kê, báo cáo số liệu tình hình dịch bệnh thủy sản định kỳ và đột xuất theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Hội Cá nước lạnh tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, thực hành nuôi tốt (GAP) cho hội viên. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, cấp huyện kiểm soát chất lượng giống, định kỳ lấy mẫu giám sát xét nghiệm tại các cơ sở nuôi, nhất là các cơ sở sản xuất giống thủy sản và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi do vi rút IHNV gây ra.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, áp dụng các biện pháp xử lý khi có dịch, thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch thủy sản theo Thông tư số 26/2016/TTBNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Định kỳ lấy mẫu giám sát, quan trắc môi trường, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, thông báo kết quả xét nghiệm và cảnh báo, khuyến cáo cho tổ chức, cá nhân các biện pháp xử lý môi trường ao nuôi, phòng và trị một số bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao cho thủy sản để giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản thông qua các bản tin khuyến nông.

Trung tâm Giống nông nghiệp chỉ đạo 2 trại thủy sản trực thuộc tăng cường công tác phòng bệnh cho thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế, nhất là đối với đàn cá bố mẹ, hậu bị. Đồng thời hướng dẫn khách hàng mua cá giống tại đơn vị có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản để đảm bảo quyền lợi cho người nuôi.

Tìm kiếm