Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
TP.Hồ Chí Minh phát triển thủy sản: Đến 2030 có hơn 2.400ha nuôi trồng

TP.Hồ Chí Minh phát triển thủy sản: Đến 2030 có hơn 2.400ha nuôi trồng

Trang chủ Tin Tức TP.Hồ Chí Minh phát triển thủy sản: Đến 2030 có hơn 2.400ha nuôi trồng
TP.Hồ Chí Minh phát triển thủy sản: Đến 2030 có hơn 2.400ha nuôi trồng
22/04/2023
56 Lượt xem

Chia sẻ với:

TP.Hồ Chí Minh phát triển thủy sản: Đến 2030 có hơn 2.400ha nuôi trồng

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định triển khai Quyết định số 1195 của Bộ NNPTNT phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu từ năm 2025 - 2030, nuôi ven bờ, vùng cửa sông, phát triển diện tích mặt nước nuôi lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ là 2.477ha. Đối tượng nuôi tiếp tục nuôi cá biển, giáp xác, nhuyễn thể, rong tảo biển, sinh vật cảnh và các đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế khác.

Xây dựng vùng nuôi thuỷ sản đạt chứng nhận an toàn

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, tầm nhìn đến năm 2045, nuôi ven bờ, vùng cửa sông, phát triển diện tích mặt nước nuôi lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ duy trì diện tích theo quy hoạch. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng trong ngành nông nghiệp của thành phố, góp phần nâng cao tổng giá trị sản xuất và sản lượng nuôi trồng thủy sản của thành phố.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM sẽ khảo sát các vùng biển, ven bờ, vùng cửa sông phục vụ cho việc phát triển nuôi biển trên địa bàn TP.Thủ Đức và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ. 

Đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ phát triển nuôi biển tập trung tại các vùng nuôi ven bờ, biển, vùng cửa sông trên địa bàn thành phố bao gồm: Lắp đặt hệ thống phao báo các vùng phát triển nuôi ven bờ, biển, nuôi trên sông; nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá (bến thu mua thủy sản, khu neo đậu…).

Đồng thời, xây dựng mô hình thí điểm tại các vùng biển, ven bờ, vùng cửa sông; xây dựng vùng nuôi nhuyễn thể đạt chứng nhận ACS, MSC, chứng nhận an toàn thực phẩm… trên cơ sở kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư tập trung vào nuôi theo mô hình công nghệ cao, công nghệ tiên tiến như: Vật liệu lồng nuôi, thiết bị giám sát môi trường, hệ thống cho ăn thông minh và các kỹ thuật, công nghệ có liên quan để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bên cạnh đó, tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh bạn về phương pháp triển khai, thực hiện, kêu gọi đầu tư vào phát triển nuôi biển và tham quan các mô hình điểm về công nghệ nuôi biển. Ngoài ra, đào tạo nghề nuôi biển công nghiệp cho lao động phục vụ phát triển nuôi biển trên địa bàn tỉnh. Xúc tiến thương mại các sản phẩm thủy sản.

Ưu đãi vốn vay cho hộ nuôi

Vốn là 1 trong 3 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP.HCM, những năm qua thủy sản được thành phố chú trọng đầu tư phát triển. Tại thành phố, việc nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ. Trong thời gian qua, các cá nhân, doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố đã nhận được nhiều hỗ trợ từ chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị để thúc đẩy phát triển những tiềm năng sẵn có của ngành thủy sản.

Nhờ vậy, người nuôi trồng thủy sản tại thành phố được hưởng hàng loạt ưu đãi về vốn vay, đầu tư khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản nằm trong gói hỗ trợ, gồm: Mô hình nuôi tôm, nghêu, cá...

Vừa qua, UBND huyện Cần Giờ cũng đã ban hành kế hoạch phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Theo đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng; đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, tập trung phát triển đối với sản phẩm chủ lực có năng suất và giá trị kinh tế cao... 

Theo ông Trương Tiến Triển - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, chủ trương phát triển thủy sản được lãnh đạo huyện triển khai sâu rộng, toàn diện, bảo đảm vừa tái tạo nguồn lợi thủy sản vừa xây dựng thương hiệu uy tín, gắn với cải thiện đời sống của người dân, xây dựng nông thôn mới...

Tìm kiếm