Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Triển vọng từ nghề nuôi sá sùng tại Bình Định

Triển vọng từ nghề nuôi sá sùng tại Bình Định

Trang chủ Tin Tức Triển vọng từ nghề nuôi sá sùng tại Bình Định
Triển vọng từ nghề nuôi sá sùng tại Bình Định
18/11/2022
55 Lượt xem

Chia sẻ với:

Triển vọng từ nghề nuôi sá sùng tại Bình Định

Trước tình trạng môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm việc tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên đó là việc nan giải của bà con nông dân. Sá sùng đang được xem là một trong những đối tượng nuôi mới phù hợp ở vùng ven biển đầm Đề Gi.

Năm 2022, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III triển khai mô hình nuôi sá sùng tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, với tổng diện tích 10.000 m2

Theo đó, sá sùng có tập trung nhiều ở biển Móng Cái hoặc tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, sá sùng còn được tìm thấy ở vùng biển có cát pha ở vịnh Bắc Bộ, Côn Đảo, Nha Trang. Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng). Hình dạng của sá sùng giống với một loài giun khổng lồ nhiều màu sắc, thường dài khoảng 5 – 10 cm lúc còn tươi hoặc thậm chí có con lên đến 15 – 40 cm. Bên cạnh đó, đường kính trung bình thường khoảng 20 cm và nặng từ 1 – 3 kg. Khi bắt lên mặt biển, sá sùng sẽ tự động thu mình, trở thành một hình tròn như quả bóng và có miệng nhỏ như lỗ van bơm khí. Đặc biệt hơn, da của chúng rất mềm, mát và có thể thay đổi màu sắc phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Ngoài ra, sá sùng có bộ ruột giống với giun đất, chỉ gồm một đường ống dài từ đầu đến đuôi và bên trong không có tim, gan, phổi.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến nông đã tiếp nhận, tiến hành khảo sát và chọn ao đất nuôi thủy sản của 05 hộ nuôi tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát. Trong quá trình nuôi, các hộ chăn nuôi đã tiến hành các bước làm đất, thả giống, cho ăn,… theo đúng quy trình kỹ thuật từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III. Qua 6 tháng triển khai, các hộ nuôi đang tiến hành thu hoạch, lợi nhuận thu lại ước đạt 445 triệu đồng/10.000 m2/vụ, tỷ suất lợi nhuận 150%. Qua kết quả nuôi sá sùng trong ao nước lợ cho thấy phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở khu vực đầm Đề Gi. Mô hình đạt mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi trong ao nuôi trồng thủy sản nước lợ kém hiệu quả sang nuôi sá sùng. 

 

Ông Nguyễn Bá Tài , hộ tham gia mô hình cho biết, chi phí đầu tư nuôi sá sùng chủ yếu là thức ăn tận dụng như: cá, cám và chi phí làm đất trước khi nuôi nhưng không đáng kể. Lợi nhuận kinh tế cao, nhưng sá sùng là loài nuôi chưa được phổ biến nên đầu ra chưa ổn định.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Giang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cho biết, sá sùng là loài dễ nuôi, có thể nuôi ghép với tôm, cá,… Vì sá sùng chủ yếu vùi trong đáy và sử dụng mùn bã hữu cơ làm thức ăn nên không ảnh hưởng đến các đối tượng nuôi khác. Sau 4 – 6 tháng nuôi, sá sùng có thể đạt kích cỡ thương phẩm 7 – 11 gam/con. Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định. Vì đây, là loại hải sản quý, sẽ góp phần đa dạng hóa loài nuôi, đồng thời sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản nâng cao hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống.

Theo thạc sỹ Trần Quang Nhựt – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết thêm: Sá sùng là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế rất cao. Từ kết quả mô hình này sẽ mở ra triển vọng phát triển nuôi sá sùng cho người dân trong thời gian tới. Trung tâm Khuyến nông sẽ nhân rộng ở nhiều địa phương khác và hướng dẫn kỹ thuật nuôi để tăng thu nhập cho người dân, sử dụng có hiệu quả các diện tích ao đìa bỏ hoang, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Tìm kiếm