Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản thế nào?

Ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản thế nào?

Trang chủ Tin Tức Ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản thế nào?
Ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản thế nào?
03/01/2025
Cá Giống
88 Lượt xem

Chia sẻ với:

Ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản thế nào?

Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence ) đang “làm mưa làm gió” trong rất nhiều lĩnh vực, để bắt kịp xu hướng hiện đại này, ngành nuôi trồng thủy sản cũng không ngoại lệ. Ứng dụng  AI trong nuôi trồng thủy sản giúp người nuôi phân tích dữ liệu và tối ưu hóa tốt quy trình chăm sóc hiệu quả. Bài viết này, cá giống Trường Phát sẽ cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn về AI và những lợi ích của công nghệ thông minh này.  

AI là gì, nó có cần thiết với ngành nuôi thủy sản không  

nuoicabangcongngheai.webp
Ứng dụng AI vào hệ thống lồng nuôi nhựa HDPE giúp kiểm soát môi trường nước, theo dõi hành vi của cá, đảm bảo quy trình chăm sóc hiệu quả

AI là gì?  

AI hay còn được gọi là trí tuệ nhân tạo - lĩnh vực công nghệ khoa học tiên tiến nổi bật hiện nay, chúng có khả năng dự đoán, phân tích dữ liệu, thực hiện hóa các nhiệm vụ nhanh chóng.  

Tại sao AI phù hợp với nuôi thủy sản?  

Với ngành nuôi trồng thủy sản, AI có thể hỗ trợ giải quyết được nhiều công việc như: giám sát, quản lý, điều chỉnh chất lượng nước, theo dõi sức khỏe, dự đoán bệnh của cá. Ngoài ra, có thể tối ưu hóa các chi phí trong quá trình nuôi như giảm thiểu thức ăn dư thừa lãng phí…  

Vai trò của AI trong nuôi trồng thủy sản  

ungdungaitrong-nuoitrongthuysan1.jpg
AI trong nuôi trồng thủy sản là xu hướng mới của toàn cầu góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững

Dưới đây là những lợi ích khi người nuôi tận dụng các lợi thế của AI vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.  

Chăm sóc sức khỏe tôm cá hiệu quả  

Thay vì theo dõi sức khỏe vật nuôi bằng các phương pháp đo lường nhỏ lẻ thủ công, AI sẽ tự động tổng hợp các chỉ số từ môi trường sống của cá như: độ pH, hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, Amoniac (NH₃) và Nitrit (NO₂⁻), chất lượng vi sinh vật… Từ những thông tin này, AI tiến hành phân tích dữ liệu chi tiết và dự đoán gần như chính xác nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Nếu người nuôi biết cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại mà AI mang lại, chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa những tổn thất về dịch bệnh.  

Đảm bảo thức ăn đúng - đủ - đều  

Liều lượng bổ sung thức ăn cho cá cũng là bài toán nan giải của người nuôi, vì việc kiểm soát thủ công không mang tính ổn định. Có AI, mọi người tiết kiệm được nhiều thời gian và kinh phí hơn, vì chúng có thể theo dõi hành vi ăn uống của cá/tôm để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Điều này, giúp đảm bảo môi trường nước sạch, thức ăn cho cá không lãng phí.  

Duy trì môi trường nuôi chất lượng  

ungdungaivaonuoitrongthuyhaisan.jpg
 Nhờ cảm biến IoT chất lượng môi trường nước luôn được kiểm soát và điều chỉnh ở mức phù hợp để cá phát triển tốt - Ảnh: Tép Bạc

Nhờ IoT (Internet of Things - Internet vạn vật) - hệ thống các thiết bị được kết nối với nhau thông qua Internet và được quản lý bằng AI, mà chất lượng môi trường nước luôn đạt chuẩn.  

  •   Hàm lượng Oxy hòa tan ở mức tối ưu, không được thấp hơn 3 mg/L.  
  • Độ pH nằm trong phạm vi tối ưu: nước ngọt: 6.5-8.5 và nước mặn: 7.5-8.5.  
  • Nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước: Nitrat (NO₃⁻): < 50 mg/L, Phosphat (PO₄³⁻): < 0.5 mg/L. Nếu chúng vượt ngưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho tảo nở hoa, phú dưỡng hóa gây thiếu oxy cho cá…  

Hệ thống trung tâm thông tin AI có khả năng: Thu thập dữ liệu - Truyền dữ liệu - Xử lý, phân tích - Tự động hóa điều chỉnh môi trường nuôi, đáp ứng các hạn mức mà không cần sự can thiệp của con người.  

Nâng cao năng suất  

Như vậy, toàn bộ quá trình chăm sóc cá tôm đều nằm trong giám sát, quản lý của AI. Người nuôi có thể can thiệp mọi vấn đề phát sinh xung quanh nhanh chóng, kịp thời, tối ưu hóa sản lượng nhờ giảm thiểu được nhiều rủi ro.  

Mặc dù ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản mang lại vô số ưu điểm. Tuy nhiên, mô hình thông minh này chưa được áp dụng phổ biến vào thực tế. Nguyên nhân do chi phí đầu tư ban đầu cao. Để hệ thống AI đi vào hoạt động hiệu quả đòi hỏi, người nuôi cần trang bị kiến thức chuyên môn, hiểu biết để sử dụng và bảo trì hệ thống. Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc cũng phải được đầu tư đồng bộ.  

Đầu tư vào AI là một trong những xu hướng mới trên toàn cầu, giúp phát triển ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững. Công nghệ này đang được thực hiện ở một số quốc gia như: Na Uy, Trung Quốc, Indonesia… Ở Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng AI trong nuôi trồng thủy sản, điển hình như quản lý kiểm soát bệnh dịch ở các ao nuôi tôm. Hy vọng, với sự chung tay góp sức, hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, các ban ngành địa phương, người nuôi trong nước sẽ ứng dụng công nghệ nuôi thủy sản tân tiến này rộng rãi hơn.  

Tìm kiếm