Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Xuất hiện cơn “địa chấn” thay đổi thương mại thủy sản toàn cầu

Xuất hiện cơn “địa chấn” thay đổi thương mại thủy sản toàn cầu

Trang chủ Tin Tức Xuất hiện cơn “địa chấn” thay đổi thương mại thủy sản toàn cầu
Xuất hiện cơn “địa chấn” thay đổi thương mại thủy sản toàn cầu
16/05/2023
58 Lượt xem

Chia sẻ với:

Xuất hiện cơn “địa chấn” thay đổi thương mại thủy sản toàn cầu

Theo Gorjan Nikolik: Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong vòng 12 tháng qua, sau khi nhập khẩu đạt mức tăng trưởng 30% - Họ đã trở thành nhà nhập khẩu ròng. Dự đoán trước một thời điểm thực sự quan trọng trong lĩnh vực thủy sản.

Động lực ngắn hạn giúp Trung Quốc tăng trưởng nhập khẩu

Theo Nikolik, con tôm chính là sản phẩm thủy sản phần lớn được Trung Quốc xuất khẩu nhiều nhất. Ngoài ra, tại những vị trí tiếp theo thuộc về Ecuador - 564.597 triệu tấn và Ấn Độ - 136.838 tấn. Điều này đã cho thấy được rằng, ngành xuất khẩu thủy sản đang từng bước “trở mạnh” sau khi bị tê liệt bởi dịch Covid - 19 bùng phát. Trước đó, nhiều nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã lấp đầy hàng tồn kho để chuẩn bị cho một mùa xuất khẩu bội thu.

Nikolik đã giải thích: Trong vòng 2 năm qua, nhu cầu thủy sản bị kìm hãm rất nhiều. Do đó, rất nhiều nhà nhập khẩu kỳ vọng rằng, mọi người sẽ háo hức ăn mừng trong năm nay, từ đó dẫn đến nhu cầu mua thực phẩm, trong đó có hải sản sẽ tăng cao”.

Đằng sau tăng trưởng nhập khẩu là một xu hướng dài hạn

So với năm ngoái, Nikolik cũng đã rất ngạc nhiên về sự tăng trưởng mạnh của con cá tra Việt Nam - Tăng 109% về khối lượng và 147% về giá trị. Đây là bước tăng trưởng của ngành cá tra Việt Nam. Từ đó, cho thấy sự thay đổi trong tiêu dùng của người Trung Quốc.

 

“Tôi khá ngạc nhiên bởi vì Trung Quốc là nhà sản xuất - xuất khẩu khổng lồ đối với cá thịt trắng nước ngọt và là nhà xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới. Nhưng cuối cùng lại đi nhập khẩu một lượng lớn cá tra. Điều này cho thấy, con cá tra đang có lợi thế hơn và có thể phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản tiện lợi của thế hệ trẻ thành thị. Những người không có thời gian để nấu các bữa ăn hải sản truyền thống.

Bởi vì Trung Quốc là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất và vì chúng tôi luôn cho rằng họ không thực sự thích cá phi lê. Tuy nhiên, họ cũng đã mua nhiều cá tra vào năm 2022, con số hơn cả Hoa Kỳ và Châu Âu cộng lại,” ông chia sẻ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc Trung Quốc giảm tập trung sản xuất trong nước: 

  • Tốc độ ngày càng già hóa của dân số

Một phần là do dân số ngày càng già hóa, thu nhập bình quân đầu người tại đây cũng tăng cao. Do đó, họ từng bước dẫn dắt người dân từ bỏ nghề nuôi cá, để hướng đến các lĩnh vực khác trong tương lai.

 

Ý nghĩa toàn cầu

Nếu như Trung Quốc thực hiện mô hình giống với Hoa Kỳ và Châu Âu. Nikolik cũng rất quan tâm đến việc đánh giá tác động đó. 

Nikolik đưa ra dự đoán: “Vấn đề trên tạo ra những cơ hội to lớn trên phạm toàn cầu. Tại thời điểm năm 2017, xuất khẩu thủy sản ròng của Trung Quốc đạt 11 tỷ đô. Và hiện tại, chúng đàn ở mức tăng trưởng âm.

Điều đó có thể lý giải rằng, trong vòng 5 năm tới, các quốc gia khác đã chiếm được thị trường 11 tỷ đô đó. Nếu vẫn tiếp tục xu hướng này, thì Trung Quốc hiển nhiên trở thành nhà nhập khẩu ròng thủy sản là 11 tỷ USD trong 5 năm tới. Thì phần còn lại của thế giới bao gồm các nhà sản xuất điển hình như: Chile, Na Uy, Ecuador, Việt Nam sẽ có cơ hội đáp ứng nhu cầu đó”.

“Như vậy, chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa. Châu Âu và Mỹ hiện đang có tổng thâm hụt thương mại thủy sản hàng năm rơi vào 53 tỷ USD. Mặc dù là các quốc gian có nhiều diện tích biển hơn, dân số ít hơn và mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cũng ít hơn so với Trung Quốc.

Song, có khả năng Trung Quốc sẽ tuân theo các thông số sản xuất và mức tiêu thụ giống như Châu Âu và Hoa Kỳ và – nếu họ làm vậy – ai có thể sản xuất thêm 50 tỷ đô la hải sản? Ngay cả Na Uy cũng chỉ xuất khẩu ròng 15 tỷ USD,” ông chỉ ra.

Tất cả là xu hướng mà Nikolik dự đoán lần đầu tiên vào đầu năm 2018, trong một báo cáo có tên China’s Changing Tides và ông rất hài lòng với dự báo của mình, bởi vì chúng dường như đã được chứng minh. Ông cũng đã nhấn mạnh vấn đề, rằng đây cũng có thể là cơ hội lớn đối với các nước có khả năng xuất khẩu thủy sản trong năm tới.

Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ với cá hồi, tôm, cá thịt trắng nước ngọt có khả năng tăng trưởng cao vượt bậc. Nhu cầu với các loài thủy sáng khác cũng tăng lên theo mức nhất định.

Tìm kiếm