Chia sẻ với:
an toàn sinh thái của cá da trơn
Khác biệt giữa nhận thức và thực tế về an toàn sinh thái của cá da trơn: Một tổng kết hướng tới thay đổi quan điểm thị trường
Các thông tin truyền thông cho rằng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) “toàn chất độc” bởi sống trong môi trường “sông Mê Kông bị ô nhiễm nặng”, chứa thuốc trừ sâu và hóa chất dùng trong thú y. Tuy nhiên, hầu hết những cáo buộc này đều không được chứng thực bằng cơ sở khoa học. Để kiểm tra mức độ an toàn của việc tiêu thụ cá tra, một đánh giá đầy đủ về rủi ro nhiễm độc của cá tra đã được thực hiện. Kết quả được so sánh với các công bố về độc tố cáo buộc trong một số thông tin truyền thông. Thông tin về mức độ nhiễm khuẩn trong cá tra được thu thập từ dữ liệu của Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm EU (RASFF). Đánh giá về rủi ro độc học không trùng khớp với bất kì thông tin nào mà truyền thông đưa ra.
Tiếp đó, lượng tiêu thụ cá tra tối đa trong mức an toàn được ước tính theo hàm lượng cao nhất các chất nhiễm độc trong cá tra Việt Nam thông qua báo cáo của RASFF cũng như ngưỡng an toàn của các chất độc hại. Lượng tiêu thụ cao nhất phile cá bị cảnh báo mà không có ảnh hưởng xấu dao động từ 3,4 đến 166,7 kg ngày -1 (đối với người trưởng thành cân nặng 70kg) trong trường hợp ô nhiễm thuốc trừ sâu, và từ 0,613kg đến 303kg ngày -1 trong trường hợp của chất bảo quản và kháng sinh. Từ đó kết luận rằng cá tra tiêu thụ ở thị trường châu Âu không gây bất kì nguy hại gì đến sức khỏe người tiêu dùng. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy sự minh bạch luồng thông tin giúp khách hàng có được quan điểm đầy đủ về vấn đề an toàn thực phẩm.
Dưới đây là tài liệu nghiên cứu khoa học về rủi ro nhiễm độc cá tra của các tổ chức, viện nghiên cứu uy tín của Hà Lan. Tài liệu đưa ra những bằng chứng khoa học khách quan về con cá tra, góp phần khẳng định cá tra là một thực phẩm thực sự an toàn cho người tiêu dùng.