Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Trang chủ Tin Tức Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?
Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?
21/10/2021
44 Lượt xem

Chia sẻ với:

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

Chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản ngày càng được áp dụng rộng rãi như một công cụ để giảm thiểu những tác động tiêu cực và tăng lợi ích của người tiêu dùng, xã hội cũng như năng lực trong sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Mục đích của chứng nhận là cung cấp cho người mua, người tiêu dùng sự đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng và tuân thủ đủ các tiêu chuẩn nhất định đồng thời phù hợp để xuất khẩu. 

Bangladesh là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản hàng đầu, trong đó cá tra (Pangasianodon hypopthalamus) đóng góp 18% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ đáng kể này dường như là do sự tăng trưởng nhanh chóng sau khi thực hiện thành công sinh sản nhân tạo, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao và khả năng phát triển của loài này ở mật độ nuôi cao. Tuy nhiên, với sản lượng cá tra ngày càng tăng ở Bangladesh, có những lo ngại đang nổi lên liên quan đến tác động tiêu cực của việc nuôi cá tra đối với môi trường địa phương và cộng đồng sản xuất. 

 

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người tiêu dùng ở Bangladesh sẵn sàng trả tiền cho cá tra chất lượng tốt hơn dựa vào quan sát cảm quan bao gồm độ sáng (sáng/không sáng), màu sắc (trắng/không trắng) và mùi (mùi tự nhiên/mùi khó chịu). Nếu cá có mùi khó chịu thì giá cá tra giảm 7,2%. Đối với nhóm dân số có thu nhập cao, màu trắng của cá tra làm tăng giá đáng kể lên 2,6%, trong khi đối với người tiêu dùng nhóm tuổi trưởng thành (trái ngược với người tiêu dùng trẻ và già), màu trắng của thịt cá làm tăng giá cá tra lên 1,4%. Tại các vùng tiêu thụ cá tra lớn ở Bangladesh (các thành phố lớn), mắt cá sáng đã làm tăng giá cá tra lên 4,2%. Hàm ý ở đây là nông dân và các bên tham gia sản xuất cá tra có thể đạt được giá cao hơn tại thị trường nội địa bằng cách nâng cao chất lượng cá tra thông qua việc đáp ứng các yêu cầu về chứng nhận.

Thật không may, nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm cá tra ra thị trường quốc tế trong những năm gần đây ở Bangladesh đã thất bại. Các nước nhập khẩu của Liên minh Châu Âu đã thiết lập một số chỉ thị và luật pháp liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản từ các nước đang phát triển đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố môi trường, truy xuất nguồn gốc và các vấn đề liên quan khác, những yếu tố này không được người nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh đáp ứng đúng mức. 

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các cơ quan chứng nhận khác nhau quy định việc nuôi cá tra và một trong số đó là Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC). Kể từ năm 2014, số trang trại được chứng nhận ASC tại Việt Nam đã lên tới 48 trang trại, với sản lượng hàng năm là 202.641 tấn, điều này cho thấy tầm quan trọng của chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản. Mức sản lượng này tương đương một nửa tổng sản lượng cá tra ở Bangladesh (447.372 tấn), cho thấy Việt Nam đã cải thiện phương thức nuôi trồng thông qua việc áp dụng chứng nhận nuôi trồng thủy sản. 

Nghiên cứu hiện tại đánh giá năng lực của người nuôi cá tra Bangladesh bằng cách so sánh thực hành của họ với các tiêu chuẩn nuôi do Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) quy định đồng thời cũng tìm hiểu lý do tại sao người nuôi cá tra ở Bangladesh không thể tuân thủ yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản?

 

Kết quả cho thấy rằng những người nuôi cá tra ở Bangladesh có tiềm năng nhưng trình độ của họ chưa tương ứng với các hoạt động nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận ASC, điều này vẫn là một thách thức đối với người nông dân trong việc thực hiện. Trong số 57 chỉ tiêu, chỉ có 35% đạt ở mức tốt nhất/tốt, hầu hết thuộc về khía cạnh sản xuất, kinh tế (47%) và môi trường (40%), ít nhất ở khía cạnh xã hội (29%). Nguyên nhân chính được cho là do việc mở rộng nuôi cá tra không được kiểm soát, nơi người nuôi có thể sử dụng bừa bãi đất của họ để làm trại nuôi cá, đào ao, cho ăn, sử dụng thuốc và thuê nhân công không theo bất kỳ quy tắc, quy định tiêu chuẩn nào.

Nhìn chung, để đạt được chứng nhận nuôi trồng thủy sản, cần phải cải thiện hoạt động của các hệ thống nuôi trồng thủy sản theo tất cả các khía cạnh, trong đó các khía cạnh xã hội và môi trường đòi hỏi sự chú ý nhiều nhất để giảm thiểu những thiếu sót trong việc đáp ứng tiêu chuẩn ASC. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số chiến lược để đạt được chứng nhận nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh bao gồm thứ nhất là tạo ra các cụm hợp tác kinh doanh nông nghiệp, thứ hai là tiến hành đào tạo thực hành quản lí hiệu quả và cuối cùng là cải thiện khuôn khổ pháp lý và sự tham gia của các bên, đảm bảo hỗ trợ liên chính phủ trong việc thực hiện để đạt được chứng nhận.

Tìm kiếm