Sự bùng phát dịch bệnh do vi rút trên tôm và các phương pháp canh tác gây hủy hoại môi trường như sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và lấy nước ngầm nuôi tôm…đang làm cho ngành tôm gặp phải nhiều thách thức. Sử dụng kháng sinh đã được chứng minh là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Những kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy lợi ích từ việc sử dụng chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh như cải thiện chất lượng nước, giảm sự bùng phát vi rút và tăng cường khả năng miễn dịch của tôm nuôi.
Chia sẻ với:
Chuyển giao kiến thức hiệu quả để nuôi tôm bền vững
Những phương pháp canh tác sử dụng kháng sinh, nguồn nước ngầm… đang có tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường và sự bền vững của nghề nuôi tôm. Mô hình nuôi tôm bền vững cần được nghiên cứu về cách chuyển giao kỹ thuật hiệu quả với việc không sử dụng kháng sinh hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên nhiều người nuôi tôm vẫn còn chưa biết đến tác hại của kháng sinh và lợi ích của chế phẩm sinh học cũng như giá trị của nuôi tôm bền vững. Để thúc đẩy các quan niệm và kỹ thuật đúng đắn giữa những người nuôi tôm, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời đạt được mục tiêu nuôi tôm bền vững thì cần phải có sự chuyển giao kiến thức hiệu quả. Do đó, các nhà khoa học từ Trường Đại học Shih Chien đã chọn nghiên cứu cách chuyển giao kỹ thuật của 1 tổ chức nuôi tôm sử dụng các phương pháp cải tiến và thân thiện với môi trường.
Phương pháp nuôi tôm cải tiến và thân thiện với môi trường có 5 điểm quan trọng:
1. Trong nuôi tôm, độ mặn rất quan trọng. Trong những trang trại này sử dụng nguồn nước chính để nuôi tôm là nước biển tinh khiết.
2. Thứ hai, nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng trong nuôi tôm. Không thả ấu trùng tôm khi nhiệt độ quá cao.
3. Thứ ba, chất lượng nước và tảo đều ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi.
4. Thứ tư, chế phẩm sinh học rất tốt để phân hủy các hợp chất cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm.
5. Thứ năm, cần thường xuyên xi phông đáy ao và xác tảo tàn trong ao nuôi tôm.
Các nhà nghiên cứu đã mô tả 6 giai đoạn để chuyển giao kiến thức và phổ biến mô hình nuôi tôm bền vững bao gồm: khích lệ, trao đổi, chấp thuận, mua lại, thực hiện và lan tỏa.
Khuyến khích là chìa khóa để thu hút sự chú ý của mọi người và thu hút sự quan tâm của họ, trong khi trao đổi thông qua giao tiếp là động lực để hiểu các điều kiện để đạt được mục tiêu. Chấp thuận có nghĩa là đồng ý với các điều khoản; việc tiếp thu có hiệu quả khi một người hoàn toàn chấp thuận với các khái niệm; thực hiện và cùng nhau lan tỏa các kinh nghiệm và kỹ thuật đúng đắn sẽ giúp đạt được vụ mùa thắng lợi và môi trường bền vững. Sáu giai đoạn này đều liên kết với nhau và không thể tách rời.
Hy vọng những thông tin trên cung cấp một cái nhìn tổng quan và là tài liệu tham khảo về các giai đoạn chuyển giao kiến thức, phổ biến mô hình nuôi tôm để có một cộng đồng nuôi trồng thủy sản bền vững.