Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Đi tìm mô hình nuôi tôm bền vững theo thời gian

Đi tìm mô hình nuôi tôm bền vững theo thời gian

Trang chủ Tin Tức Đi tìm mô hình nuôi tôm bền vững theo thời gian
Đi tìm mô hình nuôi tôm bền vững theo thời gian
14/09/2023
75 Lượt xem

Chia sẻ với:

Đi tìm mô hình nuôi tôm bền vững theo thời gian

Sự thay đổi vị trí của các nhà xuất khẩu

Nếu như 15 năm trước, Trung Quốc và Thái Lan là 2 nước thống trị ngành sản xuất tôm thế giới. Đến bây giờ, vị trí này đã được thay đổi từ khi EMS ra đời vào 2010, đến năm 2013 Ấn Độ đã soán ngôi vương ít nhất 5 năm. 

Từng có thời điểm Ấn Độ cung cấp tới 60% thị trường Mỹ. Sau đó, họ phải vật lộn với chi phí tăng và sự cạnh tranh của các nước khác. Cho đến thời điểm hiện tại, Ecuador trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và “đá văng” tất cả các nhà sản xuất châu Á ra nhiều thị trường với 60% thị phần ở thị trường Trung Quốc.

Mặc dù mang tính xu hướng chung hướng tới tăng cường từ nhiều công ty riêng lẻ. Thế nhưng, bức tranh lớn hơn cho thấy đây có thể không phải là chiếc lượng dài hạn tốt nhất. 

Theo quan điểm phân bổ nguồn vốn, đất đai chính là tài sản quan trọng nhất. Nếu chúng ta muốn tối ưu hóa sử dụng tài nguyên này thì việc tăng mật độ cao sẽ có tín hiệu tốt hơn. Thế nhưng, tồn tại một số rủi ro sinh học và môi trường là nếu vượt qua một điểm nhất định nhanh hơn mức mà công nghệ và luật pháp cho phép. Chúng ta vẫn có thể thu lợi nhuận ngắn hạn nhưng cũng có thể tự đặt bản thân vào tình trạng thất bại dài lâu hơn.

Các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đang thả giống với mật độ ngày càng thấp so với mức trung bình chung của toàn cầu. Trung Quốc và Thái Lan có mật độ thả trung bình khoảng 120 con tôm/m2, Ấn Độ đạt trung bình 75 con/m2, Ecuador 25 con/m2.

Trung Quốc và Thái Lan đã được thay đổi vị trí bởi Ấn Độ. Khi tất cả số tôm chết do dịch bệnh đều tăng lên đáng kể trong đợt bùng phát EMS ban đầu. Nhưng cuối cùng Ấn Độ đã bị thay thế bởi Ecuador vì họ có tỷ lệ trang trại thất bại cao tới 40% do những thách thức an toàn sinh học. Rõ ràng có sự không phù hợp giữa những gì họ đang làm và những gì có thể làm được vào thời điểm đó.

Sức mạnh từ thị trường bán lẻ

Bản chất của thị trường là cạnh tranh. Từ đó dẫn đến tình trạng có quá nhiều nhà sản xuất chưa thể rút ra được bài học từ câu chuyện thành công sớm, đã phải vật lộn để duy trì tính cạnh tranh. Nước nào có chi phí sản xuất thấp hơn khi tiếp quản thị trường rất khó để phục hồi. 

Để làm sáng tỏ điều này, các CEO của doanh nghiệp nuôi tôm từ ba nước khác nhau nhưng cùng có chung những thách thức, bao gồm: Tập đoàn Lamar ở Venezuela, Tập đoàn Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia (Naqua) ở Ả Rập Saudi và Blue Aqua International ở Singapore.

 

Họ bắt đầu kể lại hành trình có được vị trí hiện tại, một số lựa chọn đã được thực hiện và tương lai sẽ diễn ra như thế nào. Điều này, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về ngành cũng như tìm hiểu các yêu cầu về vốn và công nghệ cần thiết. Mỗi câu chuyện thành công về tôm đều quan trọng. Hơn hết phải hiểu rõ hơn với tư cách là nhà đầu tư, như vậy mới có thể thoải mái hơn với những lựa chọn của mình.

Thông qua bài thuyết trình của 3 doanh nghiệp, có nhiều khả năng nêu bật những khác biệt hơn là những điểm chung về những thách thức mà các doanh nghiệp này gặp phải.

Trong đó, Lamar là một công ty rất thành công – chiếm khoảng 70% xuất khẩu tôm của Venezuela. Đồng thời, Lamar cũng phải đối mặt với một môi trường chính trị đầy thách thức và sẽ rất thú vị khi doanh nghiệp điều hướng để không bị ảnh hưởng bởi chính trị. Còn về Naqua, doanh nghiệp này đang vận hành các trang trại trên đất liền, trên sa mạc không có nước ngọt. Cuối cùng, Blue Aqua gặp thách thức trong việc vận hành các hệ thống siêu thâm canh ở Singapore, Brunei và Oman, đồng thời sẽ nói về công nghệ cũng như cách kiểm soát môi trường nuôi trồng.

Tóm lại, có một điều vô cùng rõ ràng, đó là không có con đường hoặc mô hình nào đảm bảo thành công trong nuôi tôm, mà chúng ta phải tìm cách để phát triển một mô hình phù hợp với từng hoàn cảnh.

Tìm kiếm