Khu vực đang nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh đang có trên 20 triệu quả phao xốp nổi để nuôi cá biển, 10 triệu khối xốp để nuôi nhuyễn thể.
Theo thống kê của tỉnh Quảng Ninh, khu vực đang nuôi trồng thủy sản của tỉnh đang hiện hữu trên 20 triệu quả phao xốp nổi để nuôi cá biển và 10 triệu khối xốp để nuôi nhuyễn thể. Chỉ sau sau 1 đến 2 năm, khối lượng xốp khổng lồ này bị thải bỏ sẽ trôi dạt trên biển, gây ô nhiễm mội trường biển nghiêm trọng.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên ban hành Quy chuẩn địa phương về vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, doanh nghiệp Trường Phát cũng là doanh nghiệp sản xuất nhựa HDPE đầu tiên công bố chất lượng hợp quy, cùng đồng hành với địa phương để cung cấp và hỗ trợ ngư dân chuyển đổi vật liệu thân thiện môi trường.
Nhân dịp này, Báo NNVN.có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Hải Bình, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Nhựa Super Trường Phát về những định hướng phát triển và cam kết hỗ trợ tối đa cho ngư dân chuyển đổi vật liệu lồng bè thân thiện môi trường.
Sản phẩm nhựa của Trường Phát được coi là vật liệu thân thiện môi trường bởi nó được làm từ HDPE, một loại nhựa có độ bền cực tốt, chống lại sự ăn mòn tự nhiên như nước, gió, mưa axit… cho đến sự bào mòn của cả những dung dịch như axit đậm đặc, kiềm, muối,… Bên cạnh đó, chất liệu nhựa HDPE còn chịu được cả tia cực tím từ ánh sáng mặt trời trực tiếp và chịu được sự va đập áp lực từ sóng biển.
Sản phẩm HDPE còn có khả năng chống nhiệt nổi trội hơn hẳn so với các vật liệu nhựa thông thường khác: Các loại ống nhựa được làm từ chất liệu HDPE vẫn không thay đổi áp lực ngay cả ở nhiệt độ - 40°C. bên cạnh đó, khả năng chống cháy của vật liệu này cũng rất nổ bật, chỉ bắt cháy ở nhiệt độ 327°C (gần gấp 2 lần so với các chất liệu khác)
Hơn nữa, cá sản phẩm của chúng tôi được sản xuất theo dây chuyền chất lượng và tiên tiến nhất của châu Âu, cùng với nguyên vật liệu nhựa cao cấp nhập từ Ả Rập. Các sản phẩm của chúng tôi luôn được sản xuất theo các tiêu chuẩn khắt khe như TCVN, DIN và mới đây nhất là QCĐP08. Mỗi sản phẩm mang nhãn hiệu HDPE SuperPlas trước khi ra thị trường đều được trải qua quá trình thử ống với phòng Lab hiện đại.
Bởi vậy, các dòng nhựa HDPE SuperPlas luôn cam kết về chất lượng, thân thiện với môi trường và giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí thi công, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành.
Được biết, mới đây Super Trường Phát chính thức là doanh nghiệp đầu tiên tự công bố hợp quy QCĐP 08:2020/QN cho sản phẩm “Vật liệu HDPE sử dụng làm phao nổi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tại Quảng Ninh”. Vậy ưu thế của sản phẩm là gì và chúng ta đã triển khai hoạt động hỗ trợ ngư dân Quảng Ninh chuyển đổi sang vật liệu thân thiện môi trường ra sao, thưa bà?
Vừa qua, Công ty Super Trường Phát đã tập trung vào sản xuất phao nổi HDPE, ống HDPE, lưới HDPE theo tiêu chuẩn cho nghề nuôi biển nuôi biển.
Theo đó, đơn vị đã công bố Quy chuẩn số 08: 2020/QN là quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh. Sở NN&PTNT Quảng Ninh đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ công bố hợp quy của Công ty Cổ phần Nhựa Super Trường Phát.
Trước đó, để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, tăng cường bảo vệ môi trường, ngày 31/8/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định 31/2020/QĐ-UBND về Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh. Các thông số quy chuẩn trong quy định đều dựa trên cơ sở độ bền của nhựa HDPE theo hướng dẫn của FAO năm 2015 về vận hành nuôi trồng thủy sản đối với các lồng nhựa HDPE.
Sản phẩm của chúng tôi đã phù hợp quy chuẩn địa phương, chịu được thời tiết khắc nghiệt: nắng, gió, bão, sóng biển, động đất,…
Dễ dàng sửa chữa, thay lắp phụ kiện linh hoạt về kích thước, đáp ứng mọi loại diện tích: Ao, hồ, sông, vịnh, biển và đặc biệt là độ bền cao; rất thiết thực cho giải pháp bảo vệ môi trường. Sản phẩm độ bền 50 năm, bảo hành cho người tiêu dùng trong 10 năm, bảo trì vình viễn.
Với những tính năng vượt trội, hiện sản phẩm đã được một số hộ dân nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh sử dụng và đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ và giá trị kinh tế.
Theo chúng tôi được biết, khi chuyển đổi sang vật liệu thân thiện môi trường, hợp quy chuẩn địa phương, số vốn bỏ ra ban đầu là khá lớn (gần 1,5 lần) so với việc mua các vật liệu thông thường. Đứng trước thực trạng này, địa phương hoặc doanh nghiệp có giải pháp gì hỗ trợ bà con ngư dân phát triển bền vững nghề cá hay không thưa bà?
Nếu làm một bài toán kinh tế so với độ bền 50 năm của vật liệu với việc sử dụng miếng xốp hiện nay chỉ dùng được 1 - 2 năm rồi thải bỏ thì sản phẩm của chúng tôi không quá đắt.
Song, đúng là vấn đề tài chính đầu tư ban đầu cho sản phẩm thân thiên môi trường là một việc khá nan giải đối với điều kiện thực tế của bà con ngư dân, đặc biệt là những hộ nuôi nhỏ lẻ.
Chính vì vậy, để hỗ trợ tối đa cho hoạt động phát triển nghề cá bền vững, Super Trường Phát đang triển khai dự án “Đồng hành cùng Quảng Ninh trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ”.
Ở đây chúng tôi triển khai hoạt động hỗ trợ tín dụng với việc kết nối ngân hàng với người nuôi thủy sản, bán sản phẩm và thu tiền khi tới vụ thu hoạch.
Đồng thời, có chính sách hợp lý thu mua lại sản phẩm đã sử dụng sau tới 10 năm khi các hộ không có nhu cầu sử dụng hoặc muốn thay đổi với giá cả hợp lý. Mặt khác, để tăng cường bảo vệ môi trường biển, doanh nghiệp sẵn sàng mua lại tất cả các sản phẩm thải, bỏ sau khi sử dụng để tuần hoàn tái chế.
Được biết vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/NĐ- CP về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân sử dụng, đây là một chính sách mới, mở ra một cơ hội cho ngư dân có nguồn tài chính đầu tư ban đầu khi khu vực biển được giao có thể trở thành tài sản được cấp sổ xanh. Đây cũng là một sự hỗ trợ đắc lực từ phía chính sách của Nhà nước đối với vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, có tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
Chúng tôi hy vọng rằng, với sự khởi đầu thuận lợi tại Quảng Ninh, các địa phương có biển trong cả nước sẽ công bố quy chuẩn hợp quy về vật liệu làm phao nổi của địa phương mình, cao hơn nữa là Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN công bố tiêu chuẩn Việt Nam cho vật liệu làm phao nổi, lồng bè trên biển. Có như vậy mới thực sự tạo làm sóng xanh hoá nền kinh tế biển trong nuôi trồng thủy sản.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND về quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn quy định kể từ ngày 01/01/2020, các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ khi đầu tư mới phải sử dụng phao nổi được sản xuất từ các cơ sở đáp ứng được quy chuẩn nêu trên. Đến ngày 01/01/2023 tất cả các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ phải chuyển đổi hoàn toàn vật liệu làm phao nổi đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn.