Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Đài Loan tăng nhập bạch tuộc từ Việt Nam

Đài Loan tăng nhập bạch tuộc từ Việt Nam

Home Tin Tức Đài Loan tăng nhập bạch tuộc từ Việt Nam
Đài Loan tăng nhập bạch tuộc từ Việt Nam
30/08/2017
31 Lượt xem

Chia sẻ với:

Đài Loan tăng nhập bạch tuộc từ Việt Nam

Là thị trường XK mực, bạch tuộc lớn thứ 7 của Việt Nam, Đài Loan hiện đang tăng NK từ Việt Nam. Nhưng trái lại, nước này đang giảm NK dòng sản phẩm này từ các nước trên thế giới.

Cụ thể, theo số liệu thông kê của Hải quan Việt Nam, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Đài Loan trong nửa đầu năm nay tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Giá trị XK dòng sản phẩm này sang đây trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 3,3 triệu, tăng gần 40%.

Đài Loan hiện đang NK rất nhiều mực tươi sống và đông lạnh của Việt Nam. Giá trị XK mực tươi sống và đông lạnh của Việt Nam đạt 1,6 triệu USD, tăng 101% so với cùng kỳ. Cùng với sản phẩm này, XK bạch tuộc tươi sống, đông lạnh và khô nướng của Việt Nam, sản phẩm XK lớn thứ 2 sang Đài Loan, cũng đang tăng 407% so với cùng, đạt 994 triệu USD. Còn XK các dòng sản phẩm mực, bạch tuộc khác của Việt Nam sang Đài Loan giảm. 

Trong khi đó, NK mực, bạch tuộc của Đài Loan trong 4 tháng đầu năm nay chỉ đạt 842 tấn, tương đương 4,5 triệu USD, giảm 93% về khối lượng và 80% về giá trị. Đài Loan đang tăng NK các sản phẩm bạch tuộc, giảm NK các sản phẩm mực. Nguyên nhân là do sản lượng mực khai thác trên thế giới đầu năm nay giảm, đã khiến nguồn cung cho thị trường này giảm. Bên cạnh đó do nguồn nguyên liệu khan hiếm đã đẩy giá mực lên cao và làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ mực chế biến tại nước này.

Hiện Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippine, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Chile là các nguồn cung mực, bạch tuộc chính cho thị trường Đài Loan. Nhìn chung, Đài Loan NK chủ yếu mực, bạch tuộc từ các nước Châu Á. Năm nay, XK mực, bạch tuộc của các nguồn cung chính sang Đài Loan đều giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ.

Dự báo, NK mực, bạch tuộc của Đài Loan thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục giảm. Nguyên nhân là do sản lượng khai thác vẫn thấp nên nguồn cung giảm, giá cao khiến nhu cầu giảm.

Tìm kiếm