Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Góc chuyên gia: Nâng cao hiệu quả sản xuất giống động vật thân mềm

Góc chuyên gia: Nâng cao hiệu quả sản xuất giống động vật thân mềm

Home Tin Tức Góc chuyên gia: Nâng cao hiệu quả sản xuất giống động vật thân mềm
Góc chuyên gia: Nâng cao hiệu quả sản xuất giống động vật thân mềm
13/12/2017
42 Lượt xem

Chia sẻ với:

Góc chuyên gia: Nâng cao hiệu quả sản xuất giống động vật thân mềm

- Động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Do có nhiều ưu việt hơn một số đối tượng thủy sản khác như dễ nuôi, chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, xác suất rủi ro ít, lợi nhuận cao… nên những năm gần đây việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm ĐVTM hai mảnh vỏ rất phát triển.

Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi một số đối tượng thủy sản khác như tôm hùm, TTCT, cá bớp, ốc hương… đang gặp khó khăn do thời tiết, thiên tai, môi trường… 

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số lưu ý cũng như kinh nghiệm trong sản xuất giống nhân tạo ĐVTM hai mảnh vỏ.

Kích thích sinh sản

Có nhiều biện pháp kích thích sinh sản như: Kích thích khô, bằng dòng chảy, kích thích khô kết hợp dòng chảy, bằng giới tính, tiêm trực tiếp Serotonin vào phần cơ, bằng thay đổi pH, bằng sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng, bằng Hormone… Trong đó, phương pháp phơi khô 30 - 40 phút và kết hợp dòng chảy là phổ biến và cho kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, với phương pháp này những đối tượng vỏ mỏng dễ phun nước ra khỏi cơ thể như tu hài, phi, móng tay, điệp... thì  tỷ lệ hao hụt sau khi cho đẻ cao. Nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt và giữ cho chúng khỏe để tiếp tục nuôi vỗ tái phát dục thì người nuôi có thể sử dụng biện pháp hạ nhiệt độ bằng cách: Chọn giống bố mẹ rửa sạch bằng nước biển đưa vào thau nhựa, cấp nước đầy, hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ nước trong bể đẻ 150C ngâm 60 phút sau đó cho vào bể đẻ, cấp nước tạo dòng chảy nhẹ và sục khí đều.

Mật độ

Với ấu trùng kích cỡ khoảng 50 - 80 µm nên nuôi với mật độ 10 - 12 triệu con/bể (bể có thể tích 5m3).

Quản lý, chăm sóc ấu trùng

Thức ăn của ĐVTM hai mảnh vỏ chủ yếu là các loài tảo đơn bào như Nannochloropsis sp; Chaetoceros sp; Platymonas sp, Isochrysis sp...

Cho ăn: Đối với ĐVTM hai mảnh vỏ việc cho ấu trùng ăn là khâu cực kỳ quan trọng. Dù cho ăn ít hay quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến ấu trùng, có thể dẫn đến chết. Trong quy trình, các tài liệu hướng dẫn mật độ tảo cho ăn tăng dần từ 3.000 - 15.000 tb/ml giai đoạn đầu. Giai đoạn xuống đáy 250.000 - 300.000 tb/ml... Tuy nhiên, trên thực tế, để dễ áp dụng, người nuôi nên cho ăn 1,5 lít tảo/bể (5 m3) (đối với tảo xanh màu tảo như màu lá chuối và màu trà đối với tảo khuê) trong 3 ngày đầu sau đó tăng lên 2 - 3 lít.

Chế độ thay nước: Hạn chế thay nước trong giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi. Tuy nhiên, nếu phát hiện nước có dấu hiệu chuyển màu đục nước gạo thì tiến hành lọc ấu trùng chuyển sang bể khác.

Cho ấu trùng xuống đáy: Khi ấu trùng đến cuối hậu kỳ (đối với tu hài, sò, điệp, móng tay...) nên thử nước mới. Để tránh ấu trùng bị sốc nước nên trộn lẫn 50% nước mới và 50% nước trong bể nuôi ấu trùng, sau đó lọc ấu trùng sang.

Tìm kiếm