Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Nhật Bản: Giá bạch tuộc tăng do nguồn cung thấp

Nhật Bản: Giá bạch tuộc tăng do nguồn cung thấp

Home Tin Tức Nhật Bản: Giá bạch tuộc tăng do nguồn cung thấp
Nhật Bản: Giá bạch tuộc tăng do nguồn cung thấp
23/10/2017
31 Lượt xem

Chia sẻ với:

Nhật Bản: Giá bạch tuộc tăng do nguồn cung thấp

Tại Hội chợ Quốc tế về Thủy sản và Công nghệ lần thứ 19 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Tokyo, các nhà cung cấp cho biết, nguồn cung bạch tuộc tại Nhật Bản đang ở mức thấp, do vậy giá mặt hàng này bị đẩy lên cao.

Trong số 1.300 gian hàng tại triển lãm vào tháng 8/2017, chỉ có vài gian hàng trưng bày các sản phẩm bạch tuộc.

Sản phẩm tua bạch tuộc Thái Bình Dương (Enteroctopus dofleini) đã nấu chín do một hợp tác xã Ngư nghiệp Akkeshi, có trụ sở tại Hokkaido có giá bán buôn ở mức 1.600 Yên/kg (14,44 USD; 12,09 EUR). Hợp tác xã này cũng cung cấp sản phẩm bán lẻ thông qua cửa hàng trực tuyến, với sản phẩm tua duy nhất, nặng khoảng 1,7 kg, với giá 2.380 yên (21,48 USD; 21,48 EUR), không bao gồm thuế và vận chuyển. Các miếng cắt khoảng 300 gam có giá 600-700 yên (5,41 USD đến 6,32 USD; hoặc 4,53 EUR đến 5,29 EUR). Vụ khai thác bạch tuộc ở Hokkaido thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Công ty Perinus của Indonesia bắt đầu XK bạch tuộc sang Nhật Bản vào tháng 5/2017. Với 30 tấn bạch tuộc đông lạnh đã được vận chuyển đến quận Ibaraki từ Makassar, Nam Sulawesi. Chuyến hàng này là kết quả của cuộc thỏa thuận hợp tác giữa Indonesia và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Theo hợp đồng này, hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong phương pháp chế biến và thành lập một kênh tiếp thị thông qua Công ty Ajirushi, một công ty tư nhân do JICA lựa chọn cho dự án. Perinus có kế hoạch XK 1.000 tấn bạch tuộc đông lạnh vào Nhật Bản trong năm nay. Công ty đang cung cấp các sản phẩm của mình ở dạng thô và nấu chín với hình hoa theo thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản.

Theo ông Salman Ali Shami, tổng giám đốc của Công ty Pearl Fisheries đồng thời là tổng thư ký của Sana 'Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Yemen (YSEA), có trụ sở tại Hadhramout, Cộng hòa Yemen, Yemen có thể là một nguồn cung bạch tuộc mới cho các nhà chế biến XK. Shami đang tìm kiếm nhà NK, không chỉ tại Nhật Bản, mà còn ở các nước khác. Ông cho biết, ngành thủy sản ở Yemen chủ yếu hướng đến sản phẩm tôm hùm với phương pháp sử dụng lồng nuôi. Tuy nhiên, có lúc bạch tuộc cũng được nuôi xen trong lồng. Vì ngành khai thác bạch tuộc mang lại lợi nhuận cao, các ngư dân đang chuyển hướng sang sản phẩm này. Nhằm khuyến khích ngư dân sản xuất sản phẩm với chất lượng tốt hơn, Chính phủ Yemen đã phân phát chậu đất sét. Bạch tuộc tìm nơi ẩn náu trong chậu và có thể được đưa lên mà không bị thương. Sản phẩm nấu chín cung cấp cho các nhà NK với các kích cỡ là 1-2 kg, 2-3 kg và 3-4 kg. Công suất sản xuất từ ​​2.000 đến 3.000 tấn/năm.

Công ty chế biến Oceans Korea, có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc, may mắn đã thu mua một lượng lớn bạch tuộc với mức giá thấp hơn giá hiện hành từ 20 đến 30%. Công ty đang sử dụng lượng hàng này tại Hàn Quốc để sản xuất nhiều loại sản phẩm gia công, bao gồm miếng salad, lát và xiên.

Các nhà chế biến Nhật Bản đã trưng bày các sản phẩm độc đáo. Iwadako (bạch tuộc đá) NK từ Trung Quốc và Việt Nam do bởi công ty Sankyu Shokuhi ở Osaka, Iwadako cung cấp là sản phẩm có giá rẻ hơn và không dai bằng bạch tuộc thông thường.

Sawada Shokuhin, trụ sở tại Kobe, Nhật Bản, đã đưa ra sản phẩm "tako-tamago" (bạch tuộc trứng), đây là sản phẩm bạch tuộc bé với trứng chim cút nấu chín nhồi trong đầu và được đun với nước sốt. Khác hàng có thể thử sản phẩm với hương vị tương phản, cùng với tính độc đáo của sản phẩm, đây có thể là một món khai vị tuyệt vời.

Năm 2016, Nhật Bản NK khoảng 17.000 tấn từ Morocco, 12.000 tấn từ Mauritania, gần 8.000 tấn từ Trung Quốc, và 3.000 tấn từ Việt Nam. NK từ Mexico, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Peru ở mức dưới 1.000 tấn mỗi nước.


Tìm kiếm