Từ năm 2007-2012, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới trong sản xuất và xuất khẩu tôm; đến giai đoạn 2012-2015 vấp phải sự cạnh tranh gay gắt và rào cản thị trường nước nhập khẩu cùng dịch bệnh EMS (bệnh hoại tử gan tụy) trong nước đã đẩy Thái Lan xuống vị trí thứ 5. Mặc dù tính đến năm 2018, vị trí của Thái Lan đã tụt xuống thứ 6 nhưng lại là một trong những quốc gia có chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc rõ ràng nhất. Chúng ta có thể thấy rõ khi hai trong ba thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Thái Lan lần lượt là: Nhật Bản (chiếm 32.3% tổng sản lượng xuất khẩu) và Mỹ (chiếm 32% tổng sản lượng xuất khẩu).
Vậy làm sao Thái Lan lại có bước chuyển mình lớn về chất lượng đến như vậy? Chúng ta sẽ được làm rõ thông qua bài phóng vấn giữa trang thông tin thủy sản The Fish Site và Aaron McNevin của Quỹ động vật Hoang dã Thế giới (WWF), đồng chủ tịch về môi trường của nhóm cố vấn bên ngoài tổ chức Seafood Task Force.
Bối cảnh thành lập Seafood Task Force
Seafood Task Force là tổ chức dẫn đầu về chuỗi cung ứng thủy sản hướng đến sự phát triển bền vững. Tại đó họ quan tâm đến các giá trị về nhân quyền và môi trường trong lĩnh vực thủy sản của Thái Lan.
Tháng 6 năm 2014, Aaron McNevin sống tại Surat Thani, hỗ trợ cho đối tác của Quỹ động vật Hoang dã Thế giới (WWF) trong việc xóa bỏ rào cản để đạt được chứng nhận của Hiệp hội quản lí nuôi trồng thủy sản (ASC). Đây là một trong những rào cản chính nhận diện nguồn bột cá làm thức ăn tôm của các nhà sản xuất. Hiển nhiên rất khó để có thể có cái nhìn rõ ràng chuỗi cung ứng thức ăn về nguồn gốc nguyên liệu thô, và kết quả ông không thể hỗ trợ được cho đối tác của mình. Sự thất vọng chưa qua, một câu chuyện đáng buồn lại tiếp nối, bài viết về sự bóc lột người lao động trong chuỗi cung ứng thức ăn phát hành trên tờ Guardian số ngày 10/10/2014, về nạn lạm dụng lao động và sử dụng lao động bất hợp pháp như đòn đánh nặng nề lên nền công nghiệp thủy sản của Thái Lan và đối với ông mọi thứ như sụp đỗ.
Không lâu sau đó ông nhận được cuộc điện thoại từ đối tác và yêu cầu lên Bangkok tham gia cuộc gặp gỡ với chủ đề chuỗi cung ứng thức ăn tôm ở Thái Lan. Họ họp tại trụ sở chính của một trong những nhà sản xuất thức ăn, buổi gặp còn có sự tham gia của một vài nhà bán lẻ, nhà sản xuất và bên tổ chức phi chính phủ. Họ bắt đầu trao đổi từng bước từ Cảng Songkhla nơi bài báo trên Guardian bắt nguồn tới các nhà máy chế biến tôm ở Samut Sakhon nơi chúng được đóng gói và xuất khẩu.
Qua 6 năm từ cuộc gặp nhóm nhỏ đó, bây giờ đã được biết tới là Seafood Task Force (STF- tổ chức về các vấn đề môi trường và nhân quyền trong ngành thủy sản ở Thái Lan). Họ đã trải qua nhiều thách thức không ngờ cùng nhiều câu chuyện về sự cố gắng phi thường của các nhà sản xuất Thái Lan trong việc thay đổi cách thức mua bán, sản xuất và có những định mức mới về nguồn gốc sản phẩm tôm, trong tương lai sẽ áp dụng cho tất cả các loài thủy sản. STF đã tìm cách tiến hành giám sát để hoạt động thương mại có thể diễn ra một cách minh bạch hơn.
Kết nối với nhau
Những cố gắng trong việc giám sát cả chuỗi cung ứng từ sớm đã thất bại. Thay vào đó họ có thể từ bước theo dõi giao thức và phát triển các yêu cầu ở mỗi điểm chuyển giao trong chuỗi cung ứng. Giao thức này mới ở chỗ, nó tìm cách theo dõi cá từ cảng thông qua máy kết xuất bột cá đến công ty thứ ăn, người nuôi và cuối cùng là nhà xuất khẩu.
Cố gắng theo dõi các lô tôm sử dụng thức ăn làm từ nguồn cá nào là điều thực sự khó khăn. Vì giữa các nhà máy thức ăn và trại nuôi có nhiều trung gian bán thức ăn, tương tự giữa người nuôi và nhà chế biến lại có nhiều người thu mua. Giải pháp là các nhà sản xuất sẽ dán các con tem lên bao bì tương ứng với lượng và loại bột cá được sử dụng làm nên thức ăn đó. Vào cuối chuỗi cung ứng, các nhà chế biến sẽ làm việc với các nhà thu mua và người dân để yêu cầu họ ghi nhận lại số thức ăn này và tôm thu hoạch. Cuối cùng STF phát triển biểu mẫu thông tin thức ăn (FIF) với nội dung là ghi nhận lại loại thức ăn được bán mỗi lần cho người nuôi, sau đó sẽ được tổng hợp và báo cáo chung với lô tôm.
Rõ ràng tính mới của giải pháp chỉ là một phần của sự thành công. Phần khác chính là nhờ sự hợp tác trước cạnh tranh giữa 75% nhà sản xuất thức ăn và 80% nhà chế biến tôm. Lần đầu tiên chuỗi cung ứng nuôi tôm kết nối với thức ăn mà không cần bất kì nhãn sinh thái hay thương hiệu đặc biệt gì. Đây là một định mức mới.
Hầu như việc truy xuất nguồn gốc đều thất bại vì các cải cách trong chuỗi cung ứng nơi mà các nhà cung cấp nguyên liệu thô có thể tự do chọn bán sản phẩm của mình cho chuỗi cung ứng nào đó mà không có bất kì yêu cầu gì. Sự hợp tác có tính cạnh tranh cao càng ít có cơ hội rò rỉ nguyên liệu thô không đạt yêu cầu.
STF đã phát triển hệ thống có thể áp dụng cho các tất cả ngành nuôi trồng thủy sản để kết nối thức ăn và sản phẩm nuôi. Nhưng thủ tục giấy tờ lại quá nhiều. Đây là phương pháp truy xuất nguồn gốc số hóa. STF đang phát triển hệ thống truy xuất điện tử miễn phí và mã nguồn mở trong đó chỉ có chi phí sẽ được lưu trữ ở đám mây lưu trữ để tránh định giá sản phẩm của người nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Sự phát triển giải pháp này đã thúc đẩy Bộ Thủy sản Thái Lan phát triển hệ thống truy xuất điện tử tương tự theo dõi tôm thông qua chuỗi cung ứng với chứng từ mua hàng hóa Thủy sản điện tử (APD). Hệ thống APD sẽ sớm trở thành bắt buộc với tất cả các bên trong chuỗi cung ứng thương mại liên quan đến sản phẩm nuôi trồng tại Thái Lan. Hệ thống này cũng sử dụng biểu mẫu FIF nhưng tại thời điểm này FIF chỉ được cung cấp cho các thành viên của STF.
Sự can thiệp của STF
STF có thể định tất cả các tác nhân trong chuỗi cung ứng thành viên, những giao thức bổ sung sẽ giúp ngăn chặn việc lạm dụng và sử dụng lao động bất hợp pháp, không báo cáo cũng như đánh bắt cá không được kiểm soát. Các nhà tuyển dụng có trách nhiệm trong việc tuyển dụng lao động nhập cư. Giao thức được phát triển để xây dựng nên các nhà tuyển dụng được cho phép và một mã xã hội của sản phẩm sẽ được phát triển và áp dụng cho tất cả các thành phần của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, sẽ không thể kiểm tra được hết tất cả các thành phần của mỗi chuỗi cung ứng nên STF đã mang nhà phân tích y học đến hỗ trợ sự phát triển giao thức mẫu âm thanh vào Ban thư kí của STF.
STF đã can thiệp vào cách tuyển dụng lao động và cách đối xử lao động tại các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng thông qua một chương trình lấy mẫu cho phép giám sát quy mô hơn. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng trong chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản không được đề cập trong chương trình STF tại thời điểm đó.