Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Lipoic acid đối với tôm càng xanh

Lipoic acid đối với tôm càng xanh

Trang chủ Tin Tức Lipoic acid đối với tôm càng xanh
Lipoic acid đối với tôm càng xanh
28/10/2021
43 Lượt xem

Chia sẻ với:

Lipoic acid đối với tôm càng xanh

Các nhà khoa học Trung Quốc đã đề xuất rằng có thể bổ sung acid lipoic giúp kích thích tôm tăng trưởng, hiệu quả tiêu hóa thức ăn và hệ thống phòng chống oxy hoá của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một đối tượng thủy sản cho năng suất cao, tăng trưởng nhanh, rộng muối và có sức sống rất cao như chịu nhiệt độ, kháng bệnh cũng như hương vị cao của nó và giá trị thương mại cao. Ngoài ra còn là nguồn dinh dưỡng bổ sung protein, axit amin thiết yếu, axit béo không bão hòa và ít chất béo. Do đó, nó có thể được sử dụng như là một lựa chọn an toàn cho người tiêu dùng.

Carbohydrate thường được sử dụng trong sinh vật thủy sinh như một nguồn năng lượng rẻ nhất. Tuy nhiên, hầu hết các động vật thủy sản có hiệu quả thấp trong việc sử dụng carbohydrate trong khẩu phần để cung cấp năng lượng. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng carbohydrate của các sinh vật thủy sinh là rất quan trọng để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững . 

Alpha Lipoic acid (α-LA) là chất chống oxy hóa tương tự như vitamin nhưng mạnh hơn rất nhiều lần, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất amino acid và nucleotide, tăng trưởng và sức khoẻ của hầu hết các loài động vật thủy sinh.Tuy nhiên, vai trò của nó trong điều hòa chuyển hóa carbohydrate ở động vật thủy sản hiện vẫn chưa được biết rõ. 

Ngoài ra, nghiên cứu của nhà khoa học Brazil cho biết Axit lipoic có khả năng loại thải loại thải kim loại nặng trong tôm và giảm sự tích lũy của Asen, Cadmium trong mang và cơ tôm, đồng thời ưu tiên tích lũy các hợp chất không độc như arsenobetaine (AsB) trong tất cả các cơ quan. 

Nghiên cứu  đã được tiến hành để khảo sát ảnh hưởng của α-LA đến tăng trưởng, tình trạng chống oxy hóa, hình thái gan tụy và chuyển hóa carbohydrate của tôm càng xanh dưới hai mức carbohydrate trong chế độ ăn. 

Sáu chế độ ăn được xây dựng bằng cách sử dụng casein và bột cá làm nguồn protein, dầu cá và dầu đậu nành làm nguồn lipid, và tinh bột ngô làm nguồn carbohydrate, ở hai mức carbohydrate (15% và 30%), ba nồng độ α-LA bổ sung (0, 700 và 1400 mg/kg).  

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhóm bổ sung ở mức carbohydrate thấp 15% tăng trọng giảm đáng kể và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 1400 mg/kg α-LA so với 0 hoặc 700 mg/kg α-LA, nhưng không có ảnh hưởng đáng kể trong nhóm bổ sung carbohydrate cao 30%.

 

Bổ sung 700 hoặc 1400 mg/kg α-LA làm tăng đáng kể hoạt động của phosphofructokinase, pyruvate dehydrogenase và succinate dehydrogenase bất kể ở các mức carbohydrate. Mức độ malondialdehyde giảm đáng kể khi tăng cường bổ sung α-LA; ngược lại mức độ superoxide dismutase, glutathioneperoxidase và glutathione cao hơn đáng kể ở tôm được cho ăn 700 hoặc 1400 mg/kg α-LA khi so sánh với tôm không được bổ sung α-LA. 
Chế độ ăn uống α-LA không ảnh hưởng đến hình thái tổng thể của gan tụy, nhưng nghiệm thức bổ sung 1400 mg/kg α-LA làm giảm số lượng tế bào B. Do đó, bổ sung 700 mg/kg α-LA dưới một trong hai mức carbohydrate trong khẩu phần có thể cải thiện tình trạng chống oxy hóa, chuyển hóa carbohydrate và hình thái gan tụy của tôm. 
Từ các kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã đề xuất rằng có thể bổ sung 700 mg/kg α-LA với mức 30% carbohydrate là một phương pháp được sử dụng để cải thiện hiệu quả sử dụng carbohydrate trên tôm càng xanh. Ngoài ra, bổ sung Lipoic acid còn góp phần cải thiện sức đề kháng của tôm đối với ô nhiễm kim loại. Cũng như nâng cao giá trị sản phẩm của con tôm trên thị trường trong đó có tôm Việt Nam.
Tìm kiếm