Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

Trang chủ Tin Tức Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính
Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính
05/09/2020
37 Lượt xem

Chia sẻ với:

Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

Nhiều tác nhân chưa xác định cùng gây ra nhiều bệnh một lúc cho tôm chứ không phải cùng một tác nhân mà gây ra nhiều bệnh được.

Phân trắng, căn bệnh dễ nhận biết nhất ở tôm khi có nhiều dải phân dài xuất hiện trong vó ở các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ. Hội chứng này “đánh” vào đường ruột tôm, cũng thường được phát hiện đồng thời với các vấn đề vệ sinh xung quanh trại, cộng với quá trình phát triển của tôm bị giảm sút, kích cỡ chênh lệch, giảm ăn và tỷ lệ chết mãn tính cao.

Ở các khu vực xuất hiện phân trắng thì các mầm bệnh khác cũng được ghi nhận. Thứ nhất là EHP, vi bào tử trùng này là một vi sinh vật sinh sản bằng cách sao chép trong nội bào, gây thoái hóa tế bào chất của các mô gan tụy. Mầm bệnh này xuất hiện nhiều trên tôm thẻ ở các nước Đông Nam Á. Tôm nhiễm EHP sẽ chậm phát triển, kích thước nhỏ hơn so với tuổi. Nặng hơn, tôm sẽ mềm vỏ, lờ đờ, giảm ăn và bị hiện tượng ruột đứt khúc.

Sự đồng nhiễm còn kết hợp với căn bệnh thứ ba là EMS “đánh” vào gan tụy, làm gan tụy tôm bị hoại tử, teo nhỏ, ngày càng nhiều các mô gan tụy bị nhiễm và đồng thời tăng tính nhạy cảm cho tôm với vibrio sp. Vậy phải chăng sự đồng nhiễm này do cùng một tác nhân?

Microsporidia là một ngành động vật rộng lớn bao gồm hơn 1400 sinh vật. Chúng dễ dàng lây nhiễm sang nhiều vật chủ thủy sinh và là những mầm bệnh lây lan cao nhất trong môi trường nước. Chúng đã từng gây nên những vấn đề nhức nhói nhiều năm liền trên tôm sú. Tuy nhiên mãi đến 2009 thì mầm bệnh này mới được công bố một cách đầy đủ và xác định đó là EHP, lây rộng rãi trên nhiều loài tôm nuôi và nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau. EHP lây nhiều nhất theo chiều ngang khi tôm khỏe sống chung một khu vực với tôm bệnh, đồng thời là việc ăn thịt đồng loại, nước, đất hay các dụng cụ dùng chung cũng dễ bị nhiễm. Loài này sản sinh bào tử kích thước khá nhỏ 1-4μm nhưng có khả năng đục thủng tế bào vật chủ và tiêm vào đó chất gây độc. Khả năng cao thì EHP cũng là một mầm bệnh cơ hội như chúng ta đã biết đối với vibrio sp.

Trong trường hợp tôm nhiễm EHP thì cũng thường có sự nhầm lẫn về tác nhân, do không có dấu hiệu cụ thể và có sự đồng nhiễm với các bệnh khác nhất là hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Khi bị đồng nhiễm, sự phá hủy gan tụy của tôm ngày càng tăng và tính nhạy cảm của tôm với Vibrio sp ngày càng lớn. Vibrio sp cũng chỉ là mầm bệnh cơ hội sau khi tôm đã nhiễm vi bào tử trùng EHP.

Khi tôm bị phân trắng, các chuyên gia cũng phát hiện nhiều tác nhân cùng một lúc trong các mô bị nhiễm. Đó là ký sinh trùng gragarine, vi khuẩn vibrio sp và có cả vi bào tử trùng EHP. Đến thời điểm hiện tại, chưa xác định được tác nhân chính là loài nào. Bởi vì tôm khỏe cũng dễ dàng mang 1 trong các mầm bệnh này trong cơ thể. Một số tài liệu khác nhau đưa ra nhiều giả thuyết về tác nhân gây của bệnh WFS này, đó là vibrio, gregarine, Bacilloplasma sp. và Phascolarcobacterium sp. Vậy có thể quả quyết rằng nhiều tác nhân chưa xác định cùng gây ra nhiều bệnh một lúc cho tôm chứ không phải cùng một tác nhân mà gây ra nhiều bệnh được.

Có thể thấy rằng 3 căn bệnh này đã gây ra dịch rộng lớn trên các khu vực nuôi. Hơn cả bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng ngày càng lây lan mạnh trên nhiều khu vực nuôi tôm thẻ ở Việt Nam. Tôm nuôi không chết nhưng lại không lớn, người nuôi càng dùng nhiều phương pháp chữa trị thì tôm càng còi cọc do chưa xác định được mầm bệnh gốc là loài nào? Tuy cũng có loại có hiệu quả nhưng lại thường kéo dài ra rất nhiều thời gian làm chi phí nuôi và chữa trị bệnh tăng cao, kết quả làm hiệu suất và lợi nhuận của vụ nuôi giảm đáng kể.

Cả đường ruột và gan tụy, hai cơ quan quan trọng nhất của tôm đều bị nhiễm bệnh cùng một lúc thì chẳng khác nào là ao tôm nuôi đã “lâm vào đường cùng”. Do đó, cần làm tốt công tác giữ sạch môi tường nuôi, nuôi tôm một cách an toàn bền vững, diệt khuẩn, thay nước thường xuyên để ngăn chặn sự sinh sôi của mầm bệnh trong ao. Đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tôm, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch sẽ giúp tôm mạnh mẽ mà “đương đầu” với những dịch bệnh nguy hiểm.

Tìm kiếm