Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Nạn buôn lậu loài lươn "vượt Đại Tây Dương" từ Âu sang Á, 1 lời 100

Nạn buôn lậu loài lươn "vượt Đại Tây Dương" từ Âu sang Á, 1 lời 100

Trang chủ Tin Tức Nạn buôn lậu loài lươn "vượt Đại Tây Dương" từ Âu sang Á, 1 lời 100
Nạn buôn lậu loài lươn "vượt Đại Tây Dương" từ Âu sang Á, 1 lời 100
18/12/2021
43 Lượt xem

Chia sẻ với:

Nạn buôn lậu loài lươn "vượt Đại Tây Dương" từ Âu sang Á, 1 lời 100

Tên gọi lươn thủy tinh bắt nguồn từ cơ thể có màu trong suốt. Hiện, lươn thủy tinh đang có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là đặc sản "thần dược" giúp tăng cường sinh lý.

Sự đắt đỏ và vẻ bề ngoài trong suốt đã khiến nhiều người ví lươn thủy tinh như "vàng trắng". Họ còn đem phép tính ra so sánh, mua 1 bán 100 tức là mua lươn thủy tinh 1 thì bán lãi gấp 100 lần, buôn lậu lươn thủy tinh thu lợi khủng hơn cả ma túy. Có lẽ bởi mức giá trên trời của nó tăng theo cấp số nhân trong chuỗi cung ứng trước khi đến tay khách hàng.

Lươn thủy tinh trở thành mặt hàng buôn lậu từ châu Âu đến tận bàn ăn châu Á, mang về lợi nhuận "khủng" hàng tỷ USD và khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

Lươn châu Âu, tên khoa học là Anguilla anguilla, còn được gọi là lươn thủy tinh vì cơ thể trong suốt, có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là món ăn đặc sản và giúp tăng cường sinh lý.

Chính vì thế, loài lươn đang bị đe dọa tuyệt chủng trong bối cảnh thế giới vật lộn với nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Đặc biệt, người tiêu dùng Hong Kong đang vô tình "tiếp tay" cho điều này, theo South China Morning Post.

Lươn thủy tinh là con gì?

Lươn thủy tinh có tên khoa học là Anguilla anguilla. Tên thường gọi là cá chình Châu Âu hay lươn Châu Âu.

 

Lươn thủy tinh là một loại cá di cư, có một vòng đời sinh trưởng phát triển của mình khá dị thường và bí ẩn. Mà cho đến nay các nhà khoa học không thể lý giải nổi.

Nghĩa là, không giống như lươn đồng, lươn thủy tinh được sinh ra trên biển. Sau đó di cư vào các vùng nước lợ và nước ngọt ở đất liền. Như cửa sông, sông, suối, ao, hồ…để sinh sống và phát triển. Trong quá trình hành trình đi tìm cuộc sống này, lươn Châu Âu phải di chuyển hàng ngàn ngàn km. Trải qua một số giai đoạn trưởng thành rất khác nhau, được đánh dấu bởi những thay đổi về màu sắc của da.

Lươn Châu Âu hiện được ghi nhận là sinh sản ở biển Sargasso, nằm giữa Bắc Đại Tây Dương. Trứng sau khi sinh ra nở thành ấu trùng, rồi trôi dạt theo dòng hải lưu Gulf Stream, để đến thiềm lục địa bờ biển châu âu. Cuộc hành trình này kéo dài hơn 5000 km, thường phải mất ít nhất từ 200 ngày cho đến hơn 1 năm.

Trước khi đi vào các vùng ven biển thềm lục địa. Ấu trùng biến đổi trở thành con lươn thủy tinh màu trong suốt. Và khi vào đến cửa sông chúng thường tụ tập và sinh sống ở quanh khu vực này. Một số tiếp tục di chuyển ngược dòng thâm nhập sâu vào các vùng nước ngọt trong đất liền. Những con lươn đã xâm nhập này, phần lớn chúng dành hết cuộc đời của nó ở đó.

Các giai đoạn phát triển bắt đầu là từ lươn thủy tinh với màu trong suốt. Cho đến giai đoạn trưởng thành da chúng biến đổi thành lươn màu vàng. Cuối cùng là đến lúc sinh sản, khi đó da chúng lại chuyển sang màu bạc. Lươn Châu Âu chỉ sinh sản môt lần trong suốt cuộc đời của nó.

 

Điều kỳ lạ nhất là sau một thời gian dài sinh sống trong đất liền với môi trường sống là nước ngọt, nước lợ (khoảng từ 5 – 25 năm). Khi lươn Châu Âu phát triển đến giai đoạn sinh sản. Chúng lại di cư bơi ngược dòng ra biển Sargasso (nơi chúng đã từng sinh ra) để đẻ trứng và chết luôn ở đó. Có thể nói lươn thủy tinh là loài cá duy nhất trong đời, 2 lần vượt Đại Tây Dương. Đó là từ lúc sinh ra cho đến lúc chết.

Lươn thủy tinh vì sao bị cấm buôn dù cực đắt?

Hiện nay, số lượng lươn châu Âu non đã giảm 99% trong 30 năm qua, phần lớn do hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Chúng nằm trong các vali nhập lậu hoặc các lô hải sản châu Âu được chở bằng máy bay đến châu Á, rồi chúng được đưa vào nuôi trong các trại lươn.

Nghề này mang về khoảng 3,7 tỷ USD mỗi năm, theo Tổ chức Bảo tồn Lươn châu Âu.

Lươn thủy tinh nằm trong danh sách những loài "cực kỳ nguy cấp" của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Tuy nhiên, đến nay, các biện pháp bảo vệ loài động vật này vẫn có nhiều lỗ hổng.

Tại châu Âu, một con lươn thủy tinh được trả 0,1 euro, tương đương với gần 3.000 đồng. Nhưng khi cập bến Hong Kong (Trung Quốc), giá của nó đã là 1 euro. Và sau 1 năm nuôi nhốt, giá của lươn thủy tinh đã là 10 euro. Đó chính là lý do, ngành buôn lậu lươn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết khi lợi nhuận của nó còn lớn hơn buôn lậu ma túy, súng đạn hoặc con người.

Để có sẵn nguồn cung cho người tiêu dùng, những kẻ buôn lậu đã tiến hành đánh bắt và nuôi con non của lươn thủy tinh. Do việc sụt giảm nguồn dự trữ đối với giống lươn Nhật Bản, các trang trại trong khu vực Đông Á đã phải nhập khẩu lươn thủy tinh từ châu Âu và châu Mỹ, sau đó nuôi nhốt chúng đến khi trưởng thành và đem đi tiêu thụ.

 

Số lươn tiêu thụ ở Nhật Bản hiện nay hầu hết có nguồn gốc từ các trang trại nuôi trồng thủy sản. Số lươn đánh bắt ngoài tự nhiên chỉ chiếm phần tỷ lệ rất nhỏ. Và chính thực trạng khan hiếm đã khiến giá cả của giống lươn thủy tinh tăng vọt.

Dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn phương thức buôn lậu lươn khi đường bay quốc tế bị hạn chế. Trước đó, những kẻ buôn lậu thường giấu lươn trong hành lý bay. Chúng được đựng trong những chiếc túi chứa đầy nước và oxy, sau đó, được đưa từ châu Âu sang Trung Quốc.

Sau này, những kẻ buôn lậu đã tìm ra cách vận chuyển lươn khi không đi máy bay nhiều nữa. Hồi tháng 11, Europol tuyên bố, nhiều hành khách trước đây bị bắt vì giấu lươn trong vali hành lý. Tuy nhiên năm qua, họ đã thay thế bằng các khoang chở hàng hóa.

Giá lươn hiện nay tại thị trường Trung Quốc, có thể được bán với giá 5.500 usd/kg. Tương đương với 132 triệu đồng, được cho là loài lươn đắt giá nhất thế giới.

Tìm kiếm