Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá tra

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá tra

Trang chủ Tin Tức Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá tra
Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá tra
30/11/2020
38 Lượt xem

Chia sẻ với:

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá tra

Môi trường nước là yếu tố quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như nuôi cá tra. Sự biến động của môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá làm cho cá bỏ ăn hoặc bị bệnh. Môi trường nuôi ao nuôi bao gồm tổng thể các mối quan hệ của các yếu tố lý, hóa và sinh học.

Nhiệt độ 

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý của cá và gián tiếp lên cá qua các thành phần khác của nước. Nhiệt độ tăng lên cao, sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và chúng phải tăng cường hô hấp để lấy Oxy. Dù chúng sử dụng nhiều thức ăn hơn và quá trình tiêu hóa cũng diễn ra nhanh hơn nhưng do tiêu hóa nhiều thức ăn như vậy sẽ sinh ra lượng men tiêu hóa trong cơ thể cá làm cho quá trình hấp thụ thức ăn kém hiệu quả hơn làm cho FCR cao nếu nuôi trong thời gian dài. Nhiệt độ cao còn gây stress cho cá nuôi làm giảm sức đề kháng nên dễ mắc các bệnh. Ngoài ra, nhiệt độ hạ thấp cũng ảnh hưởng quá trình trao đổi chất của cá, làm giảm sức ăn và chậm tăng trưởng. Cá thường bơi dưới tầng đáy khi nhiệt độ thấp để tránh rét, nguy cơ tiếp xúc với khí độc cao. Nhiệt độ gián tiếp ảnh hưởng tới hàm lượng Oxy hòa tan (DO) trong nước qua độ biến thiên nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ hoạt động hô hấp của cá tăng lên làm DO giảm. 

Nhiệt độ trong nước có tính chất phân tầng mà ở trong ao nuôi cá tra độ sâu từ hơn 1,5 m nên nhiệt độ trong ao cá tra tương đối ổn định. Nhiệt độ thích hợp cho cá tra dao động từ 25 – 320C. 

Chỉ tiêu pH

pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit hoặc độ kiềm của nước. pH thích hợp trong nuôi cá tra là từ 7-9. Ngoài ra, pH trong nước quyết định độc tính của Ammonia. Ở pH thấp, dạng NH4+ sẽ chiếm ưu thế hơn còn ở pH cao thì NH3 nên gây độc cho cá nuôi. 

pH trong ao bị ảnh hưởng chủ yếu bởi do mật độ tảo, khi mật độ tảo cao do quang hợp tạo CO2 làm cho pH của nước bị biến động lớn gây sốc cho cá. Để tránh sự thay đổi đột ngột của pH chúng ta nên kiểm soát mật độ tảo ở mức thích hợp. Ngoài ra, có thể làm tăng tính đệm của nước giúp pH được ổn định. 

Độ kiềm trong ao nuôi cá là tổng số của carbonate và bicarbonate, đậy được gọi là hệ đệm của ao giúp pH không biến thiên quá lớn trong thời gian ngắn. Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi cá tra là 60-180 mg CaCO3/L.

Hàm lượng Oxy hòa tan (DO)

Oxy hòa tan trong ao nuôi bị ảnh hưởng bởi mức độ sử dụng oxy trong ao và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, các quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ, quá trình quang hợp, hô hấp của thực vật thủy sinh và lượng nước thay cho ao. QCVN 02-20:2014/ BNNPTNT quy định giá trị giới hạn DO là 2,0 mg/L.  Xu hướng này phù hợp với các nghiên cứu, hàm lượng DO trong ao nuôi có xu hướng giảm dần vào cuối vụ nuôi. 

Ở đầu vụ nuôi, hàm lượng DO đạt mức bão hòa do chất lượng nước trong các ao còn rất tốt. Sau khi cải tạo ao, hàm lượng dinh dưỡng thấp nên mật độ tảo không cao, lúc này khối lượng cá trong  ao thấp, lượng oxy tiêu hao do quá trình hô hấp cũng thấp nên nồng độ DO trong ao cao. Gần cuối vụ nuôi, khối lượng cá trong ao tăng, lượng thức ăn sử dụng nhiều làm gia tăng thức ăn thừa và chất thải của cá dẫn đến sự tích tụ chất dinh dưỡng, nhu cầu sử dụng oxy tăng và dẫn đến nồng độ DO thấp. Riêng ao nuôi cá > 6 tháng tuổi, hàm lượng DO tăng là do thay nước thường xuyên ở những ao nuôi này.  

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hà và cộng tác viên tại đại học Cần Thơ (2012),  nuôi cá tra ở hàm lượng oxy hòa tan cao (100% bão hòa) sẽ cho tăng trưởng tốt nhất và cá không bị stress.

BOD5

Giá trị BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ nước trong ao nuôi, BOD càng lớn thì nước trong ao càng ô nhiễm. Mức cho phép BOD5 trong ao nuôi cá tra là 30 mg/L và tối ưu khi nhỏ hơn 20 mg/L.

Các yếu tố gây độc

Trong ao nuôi cá các chỉ số thể hiện độc tính đối với cá nuôi là khí NH3 và H2S cùng với nồng độ NO2-. Hàm lượng cho phép của khí NH3 và H2S lần lượt là 0,3 mg/L và 0,05 mg/L và tối ưu là 0,1 mg/L, 0,02 mg/L tương ứng. Để hạn chế độc tính của 2 loại khí này cần kiểm soát pH ổn định vì ở pH cao thì độc tính của NH3 mà ở pH thấp thì độc tính của H2S cao. Nồng độ NO2cần đưa về thấp nhất có thể bằng cách thay nước thường xuyên, bổ sung chế phẩm sinh học thường xuyên, sử dụng zeolite, yucca,… hoặc cũng có thể tăng độ mặn để giảm độ độc hại của nitrite.

Tìm kiếm