Rận là loài ký sinh tự nhiên của cá, nhưng nuôi cá thâm canh làm tăng mật độ rận, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh cao bất thường cho cả cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã. Thức ăn của rận là máu, chất nhầy và sự xâm nhiễm nghiêm trọng có thể gây lở loét dẫn đến căng thẳng, mất cân bằng thẩm thấu, thiếu máu và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh cho cá.
Nhiều thập kỷ đổi mới trong việc kiểm soát rận đã cho phép ngành công nghiệp nuôi cá hồi tiếp tục hoạt động ở những vùng dễ bị rận, nhưng không phải không có những lo ngại về môi trường. Hầu hết các nỗ lực nghiên cứu và phát triển cho đến nay đều tập trung vào việc xử lý ở giai đoạn sau nhiễm bệnh. Một cách tiếp cận thay thế là tập trung các nỗ lực quản lý rận vào việc ngăn chặn sự xâm nhập của chúng thông qua các biện pháp can thiệp chủ động (phương pháp phòng ngừa) có thể làm giảm thiệt hại do rận biển gây ra trên cá biển nuôi.
Biện pháp hiệu quả phòng bệnh do rận biển bao gồm các phương pháp phòng ngừa được triển khai nhằm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh mới gồm hai phương pháp phổ biến sau:
(1) Giảm khả năng tiếp cận của cá hồi và rận ở đầu giai đoạn nhiễm,
(2) Giảm khả năng nhiễm bệnh của cá nuôi sau khi rận biển tiếp cận hoặc/gắn kết thành công.
1. Giảm khả năng tiếp cận vật chủ
Công nghệ rào cản: Giúp giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh bằng cách sử dụng lưới chuyên dụng vừa có thể làm cách ngăn chặn các loại ký sinh trùng xâm nhập vào môi trường lồng mà vẫn cho phép trao đổi nước đầy đủ.
Cho cá bơi ở độ sâu phù hợp: Để giảm tỷ lệ tiếp cận của rận bằng cách khiến cá hồi bơi dưới độ sâu mà rận có nhiều nhất. Hành vi bơi sâu có thể được thúc đẩy thông qua việc cho ăn sâu hoặc chiếu sáng. Hay bằng cách nhấn chìm lồng nuôi đến độ sâu mong muốn.
Quản lý không gian địa lý: Giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách kiểm soát địa điểm và thời gian nuôi cá hồi.
Lọc và bẫy: Bộ lọc và bẫy có thể được lắp đặt trong hoặc xung quanh lồng nuôi để loại bỏ các loại rận biển lây nhiễm khỏi nước nuôi trước khi chúng tiếp cận với cá hồi.