Bất ngờ hai chiến lược khác nhau nhưng đều giúp Việt Nam và Ecuador đưa ngành tôm an toàn đi qua Covid-19.
Nền kinh tế thế giới trong hơn nữa năm qua đã bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Chúng ta đã rất khó khăn khi vừa phải chống dịch vừa giảm mức độ thiệt hại về kinh tế. Có thể xem dịch Covid-19 là thảm họa nhưng cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại chính mình và có được những bước đi mới trong tương lai.
Theo nhà phân tích thủy sản Gorjan Nikolik của Rabobank- công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia, năm 2019 là năm rớt giá của con tôm dù vậy vậy mọi người vẫn hy vọng sẽ có khởi sắc hơn vào năm 2020. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, kéo theo đó là những tác động lớn đến sự xuất khẩu của con tôm. Thị trường Trung Quốc bắt đầu giảm lượng cầu đáng kể. Các nhà nhập khẩu ở Mỹ và Châu Âu cũng bắt đầu trữ tôm. Vào tháng 05, nhập khẩu tôm ở Mỹ giảm 30%- thấp nhất trong 7 năm qua. Xuất khẩu ở Ấn Độ vào Mỹ Cũng giảm 57% trong tháng 05 và 43% trong tháng 06.
Ngành tôm ở tất cả quốc gia đều bị ảnh hưởng dù trực tiếp hay gián tiếp, nhưng có phải tất cả tác động đều tiêu cực? Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua 2 biểu hiện của ngành tôm ở Ecuador và Việt Nam, tuy chiến lược khác nhau nhưng đều đang “an toàn” giữa tâm đại dịch.
Ecuador đã tăng trưởng lên 2 con số lần đầu trong suốt 7 năm qua, nhờ vào vận hành mô hình kinh doanh tập trung vào tôm chưa chế biến, chủ yếu cung cấp hàng cho Trung Quốc. Đây có lẽ một câu chuyện không tưởng trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành ở tất cả các nước.
Ecuador không có năng lực sản xuất và chế biến cho các ngành bán lẻ hay có thể cung cấp vào chuỗi giá trị sản xuất ở các thị trường Châu Âu hay Mỹ. Có thể nói mặt hàng của họ là mặt hàng thô, thiếu sự đầu tư về công nghệ kỹ thuật nhưng lại đang là nguồn cung mang lại lợi nhuận to lớn cho họ từ trước đến nay.
Và đây cũng chính là vấn đề đóng vai trò như là một chất xúc tác cho các rắc rối của Ecuador.
Ngành tôm ở Ecuador phát triển rất tốt, xuất khẩu tăng đến 82% chỉ trong 5 tháng đầu năm. Nhưng vào tháng 6/2020, giới chức Trung Quốc đã phát hiện dấu vết của Covid-19 trên gói hàng tôm của Ecuador, họ đã bắt đầu ra lệnh cấm nhập khẩu với 4 nhà xuất khẩu lớn của Ecuador và sản lượng tôm nhập khẩu cũng bắt đầu giảm mạnh trên diện rộng.
Hậu quả của việc này là từ xuất khẩu 120.000 tấn vào tháng 05 giảm ½ số lượng vào tháng 6 và chỉ còn 10.000 tấn vào tháng 07. Dù sản lượng xuất khẩu đến các nước khác của Ecuador tăng nhưng cũng không thể bù đắp cho lượng tôm tồn đọng do chuẩn bị xuất sang Trung Quốc.
Thật kỳ lạ, gói hàng được phát hiện là một trong 245.000 gói và chỉ là mẫu RNA của virus, nó không hoạt động và không sống như virus và chỉ nằm ngoài gói hàng. Hành động của chính quyền Trung Quốc là khá cứng nhắc. Một lí thuyết cho rằng, Trung Quốc đang dùng điều này để có thể đạt được những lợi ích trong các cuộc đàm phán hay các vấn đề khác. Một số khác cho rằng điều này liên quan đến việc Ecuador xuất khẩu tôm qua Việt Nam. Một số lại cho rằng Trung Quốc đang bảo vệ ngành tôm của nước mình vì có đến 60% thị trường ở Trung Quốc được phụ vụ bởi tôm ở Ecuador.
Nhưng dù lí dó là gì đi chăng nữa thì chắn chắc nó sẽ gây ra những lo ngại đáng để, một sự giảm mạnh lượng tiêu thụ, cung vượt quá cầu và sự giảm mạnh về giá đến 25-35% so với giai đoạn cùng năm trước của người nông dân Ecuador. Thật khó để họ có thể bán tôm với giá thấp hơn cả giá thành sản xuất.
Ngành tôm Ecuador cần đa dạng hóa thị trường và phát triển ngành chế biến riêng của mình, điều này sẽ giúp họ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và có sự tiếp cận cân bằng hơn. Ngoài ra, họ cần có sự tăng cường trong sản xuất tôm.
Sự tăng cường không có nghĩa là nuôi trữ lượng lớn hơn mà phải có FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tốt hơn, đảm bảo quản lí tốt về an toàn sinh học và có tỉ lệ chết thấp hơn. Điều đó sẽ giảm áp lực về dịch bệnh, tỉ lệ chết và những công ty sẽ có thành phẩm chất lượng hơn.
Hiện Việt Nam đang có nhiều lợi ích hơn từ việc thiết lập nhiều kênh bán hàng đến nhiều quốc gia khác nhau. Không giống như Ecuador chỉ cung cấp cho một nước, Việt Nam đang hướng trục quay đến Mỹ và Canada hơn là Trung Quốc và Châu Âu.
Ngành tôm Việt Nam đã có triển vọng khá lạc quan trước đại dịch và cũng chỉ bị ảnh hưởng khá ít từ sự bùng nổ dịch Covid-19 từ Trung Quốc hồi đầu năm- minh chứng là giá trị xuất khẩu tôm tăng 2.3% so với cùng kì năm ngoái và những dữ liệu gần đây lại cho thấy rằng những tháng tiếp theo cũng khá lạc quan cho xuất khẩu Việt Nam.
Ngoài việc xoay sở được đa dạng thị trường để tiêu thụ, Việt Nam cũng làm chủ được sản lượng tôm của mình. Lý do được cho là Việt Nam cũng là quốc gia có tỉ lệ nhiễm Covid-19 rất thấp, ít bị ảnh hưởng bởi Covid. Mặt khác, có thể con người Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đối mặt với thiên tai, cho nên mọi người vẫn giữ được nhịp độ sản xuất. Theo dự tính, năm 2020, Việt Nam có thể cung cấp đến 530.000 tấn tôm, bằng với sản lượng tôm của năm vừa qua.
Như vậy, qua phân tích chúng ta nhận ra rằng mấu chốt của vấn đề này chính là trước mắt cần giảm thiệt hại nhiều nhất của dịch bệnh đối với nền kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời cần tạo ra sự đa dạng hóa thị trường cầu để tránh sự phụ thuộc đối với một quốc gia nhất định. Để làm được điều này việc đầu tư công nghệ vào khâu chế biến là điều hiển nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ở mỗi thị trường khác nhau.