Mặc dù đối diện với nhiều thách thức nhưng nuôi bạch tuộc là giải pháp khả thi và cần thiết, đúng theo chiến lược Chuyển đổi Xanh năm 2022 đến năm 2031 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO).
Các kế hoạch của Nueva Pescanova (Tập đoàn Thủy sản Đa Quốc gia của Tây Ban Nha) về việc bắt đầu xây dựng trang trại nuôi bạch tuộc thương mại đầu tiên trên thế giới có thể đã gây ra sự náo động trong một số phương tiện truyền thông, nhưng nuôi trồng loài động vật này có thể là hy vọng tốt nhất để duy trì đàn bạch tuộc hoang dã, bên cạnh nhu cầu tiêu dùng rất lớn của con người đối với đối tượng này. Đây là một dự án tiên phong sẽ đi đầu trong việc thực hành tốt nhất về phúc lợi động vật và tính bền vững của môi trường.
Lĩnh vực nuôi bạch tuộc còn non trẻ đã phải vật lộn để khắc phục một số vướng mắc. Công ty Galician đã dành 8 năm để nghiên cứu vòng đời của bạch tuộc, trong đó gặp khó khăn trong việc ấp, nở và nuôi ấu trùng bạch tuộc trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã thành công và họ đã nhân giống 5 thế hệ bạch tuộc trong điều kiện nuôi nhốt, tất cả đều bắt nguồn từ con của một con cái sinh ra trong môi trường nuôi nhốt.
Nueva Pescanova chỉ ra một thực tế rằng việc sản xuất theo chu kỳ khép kín của họ có thể giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời giảm áp lực lên các nguồn dự trữ hoang dã. Ngoài ra, có thể giúp khôi phục lại các quần thể hoang dã trong những năm tới, thông qua việc thả những con non trở lại tự nhiên, giúp tái sinh loài trong tương lai.
Bạch tuộc là loài có bản tính sống đơn độc và sống trong môi trường ngoài tự nhiên, cũng như mức độ thông minh tương đối cao, chúng không phù hợp để sản xuất hàng loạt trong một hệ thống khép kín. Tuy nhiên theo công ty Nueva Pescanova, sự thích nghi của bạch tuộc với môi trường sống trong bể đã đạt được bằng cách áp dụng một giải pháp kỹ thuật nuôi tiên tiến, được gọi là Hệ thống sản xuất sinh thái, áp dụng các điều kiện tự nhiên và cụ thể của các loài trong tự nhiên để nuôi trồng sản xuất. Những điều kiện này cho phép bạch tuộc giảm chuyển động bằng lực đẩy (chủ yếu liên quan đến phản ứng nguy hiểm hoặc tránh khỏi nhiều kẻ săn mồi của nó) và ưu tiên chuyển động tự nhiên hơn, do đó tránh được thiệt hại do va chạm và giảm đáng kể căng thẳng cho bạch tuộc. Điều này thông qua các kết quả nghiên cứu của IIM-CSIC, Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, CIIMAR, Đại học Malaga, Đại học Vigo, Viện Hải dương học Tây Ban Nha (IEO).
Các yêu cầu về chế độ ăn uống của bạch tuộc cũng là một nguyên nhân khác khiến các nhà bảo vệ môi trường lo ngại, vì chúng thường yêu cầu hàm lượng cao các thành phần biển. Tuy nhiên, công ty Pescanova đặt mục tiêu phát triển thức ăn chăn nuôi của riêng mình, dựa trên nguồn cá từ các bộ phận khác trong hoạt động kinh doanh thủy sản quan trọng của mình, bao gồm nuôi tôm ở Ecuador, Guatemala và Nicaragua, nuôi cá ở Tây Ban Nha và đội tàu đánh bắt cá ở vùng biển Namibia, Angola, Mozambique và Argentina.
Pescanova cũng đã chú ý một giải pháp kinh tế tuần hoàn giúp tránh khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. Các nghiên cứu đang đạt được tiến bộ trong việc giải quyết thách thức về môi trường khi nuôi bạch tuộc với các tiêu chí bền vững tối đa, phù hợp với các hướng dẫn của Châu Âu. Cụ thể, dựa trên mô hình chế độ ăn do Đại học Quốc gia Mexico (UNAM) phát triển cho bạch tuộc đỏ Yucatan (Octopus maya), một loại thức ăn đang được phát triển cho bạch tuộc thông thường được nuôi sử dụng các bộ phận của cá được đánh bắt hoặc nuôi. Hơn nữa, công ty đang nghiên cứu việc thay thế nguyên liệu động vật bằng những nguyên liệu khác có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như tảo xoắn, một loại vi tảo có thành phần protein chiếm 70% thành phần sinh hóa của nó.