Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Ứng dụng công nghệ số để bứt phá trong nuôi tôm nước lợ

Ứng dụng công nghệ số để bứt phá trong nuôi tôm nước lợ

Trang chủ Tin Tức Ứng dụng công nghệ số để bứt phá trong nuôi tôm nước lợ
Ứng dụng công nghệ số để bứt phá trong nuôi tôm nước lợ
17/05/2021
38 Lượt xem

Chia sẻ với:

Ứng dụng công nghệ số để bứt phá trong nuôi tôm nước lợ

Tìm các giải pháp để phát triển nuôi tôm hiệu quả, bền vững thời kỳ hậu Covid-19 được người nuôi tôm, doanh nghiệp và các địa phương đặc biệt quan tâm.

 

Tận dụng tối đa công nghệ số 

Ngày 11/6, tại Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững”. 

Diễn đàn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người nuôi tôm vùng ĐBSCL và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Đặc biệt, một số tổ chức quốc tế như GIZ, WWF Việt Nam đã có các bài tham luận tại diễn đàn này. Trong một ngày, diễn đàn tập trung vào những nội dung trọng tâm để phát triển ngành tôm nước lợ thời kỳ hậu Covid-19. 

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2020 diện tích thả nuôi tôm theo kế hoạch là 730.000 ha, trong đó có 630.000 ha tôm sú, 110.000 ha tôm thẻ chân trắng.

Nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 con, trong đó tôm thẻ chân trắng 200.000 con, tôm sú 60.000 con. Nhu cầu con giống khoảng 130 tỷ con (100 tỷ tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ tôm sú). Phấn đấu năm 2020, sản lượng tôm nuôi đạt 830.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 550.000 tấn tôm thẻ chân trắng), kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, năm 2020 dự báo ngành tôm Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn và khó dự báo. Đặc biệt, hạn hán xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra sớm, khốc liệt và dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động thương mại.

Để đạt được tất cả các mục tiêu này, Tổng cục Thủy sản đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để kịp thời khuyến cáo người dân. Các doanh nghiệp và người nuôi tôm áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận VietGAP, GolbalGAP, ASC để nâng cao giá trị sản phẩm. Đặc biệt, không sử dụng chất cấm, hóa chất trong nuôi tôm. Giảm khâu trung gian để hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Ông Lê Văn Quang, TGĐ Cty XNK Thủy sản Minh Phú cho rằng phải nhanh chóng đưa công nghệ 4.0 vào nuôi tôm.

Thực tế, để xuất khẩu tôm thuận lợi, nhiều năm qua Cty Minh Phú áp dụng nuôi theo công nghệ cao để đáp ứng theo từng thị trường yêu cầu. Đặc biệt, hơn 10 năm nay Cty áp dụng nuôi tôm công nghệ ao đều đạt 90% trở lên.

Cụ thể, như vụ tôm hiện nay đang nuôi 200 ao ở tỉnh Long An sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 30%. Còn tại Kiên Giang cũng thả nuôi 200 ao đang chuẩn bị thu hoạch. Đưa công nghệ 4.0 vào nuôi tôm đều đạt kết quả tốt. Bình quân, một ao tôm 800 m2 đạt sản lượng từ 6,5-12 tấn, thu tiền tỷ dễ dàng.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay muốn liên kết với bà con nông dân để nuôi theo chuỗi giá trị cao xuất khẩu vẫn còn gặp khó ở khâu đánh giá chứng nhận. Bởi đa phần nông dân vẫn nuôi theo truyền thống và còn sử dụng kháng sinh. Để có chứng nhận trong nuôi tôm hiện nay vẫn chủ yếu từ các vùng nuôi của doanh nghiệp. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu tôm dồi dào nhất vẫn chủ yếu từ các hộ dân.

Cơ hội những tháng cuối năm

Ông Ngô Tiến Chương, đại diện cho GIZ (Tổ chức hợp tác quốc tế CHLB Đức) chia sẻ: Các dự án do GIZ thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất tôm. Mô hình thích ứng BĐKH cải thiện chuỗi giá trị tôm. Dự án cải thiện chất lượng cơ sở sản xuất tôm giống tại Việt Nam…

Theo đó ông Chương cho rằng, xu hướng tiêu dùng trên thế giới đã quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm hữu cơ và nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, việc đổi mới công nghệ trong nuôi tôm phải thay đổi từ tư duy đến hành động. 

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Thị trường EU bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19. Các lệnh cấm, phong tỏa tại EU đã ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm và tiếp tục giảm 7,7% trong 4 tháng đầu năm.

Riêng thị trường Trung Quốc đang phục hồi dần, trong tháng 4 xuất khẩu tôm sang Trung Quốc lần đầu tiên tăng sau 3 tháng giảm liên tục.

Đối với thị trường Canada và Úc, tại Canada xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt với 31,2%, tuy nhiên thị trường Úc đã bắt đầu chậm lại và giảm mạnh trong tháng 4/2020 gần 50%. Nguyên nhân một phần do tác động của quy định mới về yêu cầu rút chỉ tôm bắt đầu có hiệu lực đối với các lô hàng đến Úc từ ngày 1/7/2020. 

Tuy nhiên, cơ hội cho ngành tôm Việt Nam là sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu tôm giảm: Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan, Indonesia vẫn còn ảnh hưởng dịch Covid-19. Trung Quốc xuất hiện virus CIV-1, từ đó sẽ có sự dịch chuyển lớn các đơn hàng sang Việt Nam.

Theo đó, nếu các nước kiểm soát được dịch bệnh thì nguồn cung tôm cũng mất nhiều thời gian để phục hồi bằng mức trước khi có dịch. Do đó, đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành tôm Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay.

Bên cạnh đó, nguồn cung tôm thế giới sau dịch Covid có khả năng sẽ thiếu hụt trong khi nhu cầu tiêu thụ có thể bằng hoặc tăng 1-2% so với trước khi có dịch. Hiện nay, 4 thị trường nhập khẩu chủ yếu là Nhật, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc  đang mạnh tay khôi phục kinh tế đều là những thị trường chính của tôm Việt Nam. Xu hướng tiêu dùng của thế giới có thể thay đổi lớn sau dịch, tuy nhiên tập quán ưa chuộng thủy sản vẫn không thay đổi nhiều, ông Hòe nhận định.

 

Quản lý sức khỏe tôm nuôi
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II khuyến cáo: Đối với tôm nuôi khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở gan tụy và đường ruột cần giảm 50% lượng thức ăn đồng thời tăng cường quạt nước, kiểm tra các yếu tố pH, ôxy hòa tan, độ kiềm, nitrite, ammonia. Tăng cường xy phông, thay nước khi phát hiện hàm lượng nitrite và ammonia cao kết hợp tăng cường quạt nước và duy trì ôxy hòa tan ở mức ≥ 5 mg/L.

Từ giai đoạn 30-60 ngày tuổi nên kiểm tra tăng trọng 2 tuần/lần, sau 60 ngày nên kiểm tra tăng trọng hàng tuần. Trường hợp tôm nuôi có biểu hiện chậm lớn cần gửi mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân…

 

 

 

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như xây dựng chuỗi cung ứng hợp nhất của Cty xpertSea gồm: năng suất trại giống, quản lý trại nuôi, chứng nhận quốc tế, nhà máy chế biến. Cty xpertSea cũng giới thiệu ứng dụng công nghệ Mobile để kiểm tra tăng trưởng của tôm. Kỹ thuật số hóa bằng lưu trữ dữ liệu, thức ăn, môi trường nước.

Tìm kiếm