Đặc trưng về hệ miễn dịch của tôm
Tôm là động vật có hệ thống miễn dịch khác biệt đáng kể so với động vật có xương sống. Tôm thiếu hệ thống miễn dịch đặc hiệu nên miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) là hình thức phòng thủ thiết yếu của chúng.
So với cá, tôm có hệ thống miễn dịch tương đối sơ khai. Chúng thiếu một hệ thống miễn dịch đặc hiệu và hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch không đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh được cấu thành bởi các phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể.
Đáp ứng miễn dịch tế bào chủ yếu diễn ra trong các tế bào máu. Các tế bào máu đóng một vai trò trung tâm trong phản ứng miễn dịch không đặc hiệu của tôm, chủ yếu dựa vào quá trình thực bào, melanin hóa, bao bọc, gây độc tế bào và đông máu. Các yếu tố bảo vệ dịch thể, chẳng hạn như protein đông máu, agglutinin, enzym thủy phân và peptit kháng khuẩn được giải phóng khi ly giải tế bào máu, quá trình này được thúc đẩy bởi lipopolysaccharid (LPS), peptidoglycans và β-1,3-glucans. Khả năng miễn dịch này hoạt động như một biện pháp bảo vệ đầu tiên khỏi bệnh tật và các mối đe dọa gây chết khác.
Điều này có nghĩa là bất kỳ tác nhân lạ nào cũng được phản ứng lại y như nhau và không có khả năng ghi nhớ. Do đó, miễn dịch tự nhiên là cần thiết để chống lại các mầm bệnh trên tôm.
Có thể tiêm vaccine cho tôm?
Nguyên tắc chính của việc tiêm phòng là việc đưa một mầm bệnh đã được làm vô hại (không gây bệnh) vào cơ thể con vật khỏe mạnh. Tác nhân gây bệnh kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của sinh vật (hệ thống miễn dịch). Phản ứng miễn dịch chính này kích hoạt khả năng ghi nhớ cho phép sinh vật tự bảo vệ hiệu quả khi bị lây nhiễm bởi cùng một mầm bệnh trong tương lai.
Tuy nhiên, phản ứng này lại không thể xảy ra ở tôm do chúng không có khả năng ghi nhớ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tôm và các loài giáp xác khác vẫn có thể phát triển phản ứng miễn dịch gần với phản ứng miễn dịch của các động vật có xương sống. Tuy nhiên, việc áp dụng những kết quả này trên quy mô lớn sẽ là quá sớm.
Cách bù đắp sự thiếu hụt miễn dịch có được ở tôm
Trong nuôi trồng thủy sản, hình thức nuôi và điều kiện môi trường đều khiến tôm nuôi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng. Những yếu tố gây stress cho tôm bao gồm ô nhiễm, hàm lượng oxy hòa tan thấp, biên độ dao dộng nhiệt, thao tác về đánh bắt phân cỡ, sốc áp suất thẩm thấu- có thể trực tiếp gây chết hoặc tạo điều kiện cho các tác nhân bệnh cơ hội phát triển.
Cũng giống với các loài vật nuôi, tôm sẽ dựng một số hàng rào vật lý để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Lớp vỏ chitin chính là hàng rào vật lý đầu tiên. Nó bao gồm 1 lớp chất nhầy với tác dụng kháng khuẩn bề mặt hiệu quả. Sau khi vượt qua hàng rào vật lý, mầm bệnh sẽ chịu tác động của các tế bào máu có khả năng miễn dịch.
Như vậy, cách tốt nhất để giảm thiểu những tác động này là phát triển hàng rào vật lý và tạo môi trường nuôi lý tưởng (không có các yếu tố gây stress). Thực tế, một môi trường nuôi lý tưởng không có rủi ro không tồn tại. Sự suy thoái môi trường, các mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng luôn tồn tại trong hệ thống nuôi. Để bù đắp sự khiếm khuyết về ghi nhớ miễn dịch, một số chất có tác dụng kích thích miễn dịch giúp cho cơ thể tôm sẵn sàng chống lại dịch bệnh.
Thuật ngữ "chất kích thích miễn dịch" chứng minh có khả năng cải thiện một hoặc nhiều phản ứng (có thể đo lường được) từ hệ thống không đặc hiệu của tôm. Chất kích thích miễn dịch nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm cảnh giác bằng cách kích hoạt phản ứng từ hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của chúng. Về mặt này, Βeta glucans và Manno-oligosaccharides (MOS) đặc biệt được biết đến để kích hoạt hệ thống miễn dịch và chức năng của các tế bào thực bào, cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa như Vitamin C và Vitamin E có thể giúp tăng khả năng chống căng thẳng. Các nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như selen, cũng có đặc tính chống oxy hóa và có thể hạn chế tác động của các gốc tự do.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các chất kích thích miễn dịch này được cung cấp đủ lượng thông qua thức ăn hoặc trực tiếp trong điều kiện nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn thường gây stress như phân cỡ sang ao, vận chuyển, sốc áp suất thẩm thấu (do thay đổi độ mặn), v.v.