Chia sẻ với:
ASEAN tăng nhập khẩu mực sống, tươi, đông lạnh từ Việt Nam
ASEAN đứng thứ 4 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm 11,5% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.
Sau sự sụt giảm NK trong tháng đầu tiên của năm, ASEAN liên tục tăng NK mực, bạch tuộc của Việt Nam từ tháng 2 đến hết năm 2017. Theo số liệu thống kê của Hải quan, năm 2017, Việt Nam đã XK 71,5 triệu USD các sản phẩm mực, bạch tuộc sang ASEAN, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2016.
Bước sang năm 2018, ASEAN xếp thứ 3 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam. XK mặt hàng này sang ASEAN vẫn tiếp tục đi lên. Tính tới 15/1/2018, XK mực, bạch tuộc sang ASEAN đạt 3,6 triệu USD, tăng 86,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Năm 2017, các nước ASEAN đang NK rất nhiều mực của Việt Nam. Giá trị XK các sản phẩm mực của Việt Nam sang khối thị trường này chiếm tới 97,3% tổng giá giá XK mực, bạch tuộc sang đây; các sản phẩm bạch tuộc chỉ chiếm 2,7%. Trong số các sản phẩm mực XK sang ASEAN, sản phẩm mực khô/nướng/sấy ăn liền được ưa chuộng nhất ở thị trường này.
Trong tổng số mực, bạch tuộc XK sang ASEAN năm 2017, giá trị XK mực sống/tươi/đông lạnh (HS 03) tăng mạnh nhất trên 346% so với năm 2016. Các sản phẩm còn lại tăng từ 25% đến 71%, duy nhất mực chế biến khác (HS 16) giảm 13,5%.
Thái Lan là thị trường NK chính mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối ASEAN. Với tỷ trọng chiếm tới 72% tổng NK mực, bạch tuộc của khối ASEAN; XK dòng sản phẩm này của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Thái Lan. Theo số liệu thống kê, hiện giá trị XK dòng sản phẩm này sang thị trường này đang tăng tốc. Cụ thể, năm 2017, Thái Lan NK 51,6 triệu USD các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam, tăng 24,% so với năm 2016. Nửa đầu tháng 1/2018, Thái Lan NK trên 3 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo số liệu thống kê của ITC, Thái Lan hiện cũng đang là nước NK nhiều nhất mực, bạch tuộc từ các nước trên thế giới trong khối ASEAN. Giá trị NK mực, bạch tuộc của nước này trong năm 2017 chiếm 66% tổng NK của ASEAN, đạt 84,2 triệu USD. Tuy nhiên, NK dòng sản phẩm này của Thái Lan trong giai đoạn này giảm 77% so với cùng kỳ. Việt Nam và Trung Quốc là 2 nguồn cung chính mặt hàng này cho Thái Lan. Trong khi tăng NK từ Việt Nam, Thái Lan giảm mạnh NK mặt hàng này từ Trung Quốc.
Mực đông lạnh (HS 030749) là mặt hàng có giá trị NK đạt cao nhất trong khối ASEAN; tiếp đến là mực chế biến (HS 160554) và bạch tuộc chế biến (HS 160555). Mực sống, tươi, ướp lạnh (HS030741) là mặt hàng có giá trị NK lớn thứ 4 trong khối. Mực đông lạnh có tỷ trọng NK cao nhất 71% tổng giá trị NK mực, bạch tuộc của ASEAN, các mặt hàng còn lại chiếm chưa đến 10% tỷ trọng. Trong các sản phẩm mực, bạch tuộc NK của khu vực, mực chế biến (HS160554) là mặt hàng duy nhất có giá trị NK tăng gần 23% trong năm 2017.
Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu vào ASEAN (Nguồn: Trademap, GT: nghìn USD) |
||||
Mã HS |
Sản phẩm |
2016 |
2017 |
Tăng, giảm (%) |
Tổng mực, bạch tuộc |
924.766 |
127.852 |
-86,2 |
|
030749 |
Mực đông lạnh |
752.500 |
78.910 |
-89,5 |
160554 |
Mực chế biến |
25.430 |
31.243 |
22,9 |
160555 |
Bạch tuộc chế biến |
7.155 |
6.889 |
-3,7 |
030741 |
Mực sống, tươi, ướp lạnh |
90.927 |
6.159 |
-93,2 |
030759 |
Bạch tuộc đông lạnh |
46.780 |
3.010 |
-93,6 |
030751 |
Bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh |
1.974 |
1.641 |
-16,9 |