Cá Giống Trường Phát Cá Giống Trường Phát
Thay thế Artemia: Tham vọng còn xa!

Thay thế Artemia: Tham vọng còn xa!

Home Tin Tức Thay thế Artemia: Tham vọng còn xa!
Thay thế Artemia: Tham vọng còn xa!
18/06/2020
46 Lượt xem

Chia sẻ với:

Thay thế Artemia: Tham vọng còn xa!

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm nuôi phụ thuộc rất nhiều vào artemia như là nguồn thức ăn cho giai đoạn giống. Nguồn cung đã và đang đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng việc mở rộng vẫn sẽ đòi hỏi sự thay thế và đổi mới.

Artemia (sáu loài, bao gồm Artemia franciscana và Artemia salina) hay còn gọi “tôm ngâm nước muối” do chúng sống trong môi trường có độ mặn cực cao, có thể tồn tại nhiều năm trong trạng thái gần như không hoạt động, được bảo vệ trong các nang cứng, giống như vỏ. Kích thước tương đương một hạt cát, artemia được thu hoạch trong những khoảng thời gian ngắn vào mỗi mùa thu đông. Artemia là một nguồn thức ăn lý tưởng cho tôm giống trong giai đoạn phát triển và hậu ấu trùng. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ có đủ artemia cho nhu cầu trong tương lai hay không khi ngay cả những nhà cung cấp hàng đầu về artemia hiện nay đều cho rằng để mở rộng quy mô sản xuất tôm, chúng ta cần có các lựa chọn khác.

Hiện tại rực rỡ của ngành sản xuất artemia

Hồ nước muối Great Salt Lake là nơi có nguồn muối lớn nhất thế giới (độ mặn cao hơn so với nước biển) và cũng là nơi cho ra sản phẩm artemia chất lượng tốt nhất hiện nay. Ở nơi đây, họ thành lập một hợp tác xã nuôi thủy sản cho ra năng suất cực cao với sản lượng đạt khoảng 1.400 tấn hằng năm, gần một nửa nguồn cung xuất khẩu toàn cầu. Với artemia, chất lượng có thể quan trọng hơn số lượng, vì nếu tỷ lệ nở kém, chi phí cho nhà sản xuất sẽ vẫn cao. Đó là lý do tại sao các công ty ở Great Salt Lake không chỉ tìm cách thay thế artemia mà còn chú trọng cải thiện hiệu suất. Ở Great Salt Lake, artemia dễ nở hơn, tỉ lệ thành công cao hơn và dễ dự đoán hơn. Ở những nơi khác, phụ thuộc vào môi trường mà tỷ lệ nở sẽ thấp hơn.

Cùng với lượng artemia được bán cho các trại sản xuất giống thủy sản trên toàn thế giới, các công ty còn cung cấp một số sản phẩm để tối ưu hóa hiệu suất, chẳng hạn như kỹ thuật để giúp tách lớp vỏ cứng khỏi nauplii dinh dưỡng.

Các sản phẩm khác cải thiện các biện pháp an toàn sinh học hoặc giảm nhu cầu xử lý ánh sáng mạnh để hỗ trợ quá trình nở. Đến một thời điểm nào đó, chúng ta có thể hy vọng thay thế hoàn toàn artemia.

Hy vọng một sự thay thế

Thay thế Artemia đã được giới thiệu và thử nghiệm rộng rãi nhưng các nhà chuyên môn đều cảm thấy rằng hầu hết các sản phẩm thay thế được giới thiệu cho đến nay không chỉ không hiệu quả mà còn khá là … phản tác dụng. Do tôm postlarvae không đủ lớn để ăn hầu hết các loại thức ăn có công thức, các giải pháp mới được đưa vào chỉ là thức ăn khô, nghiền thành các hạt có kích thước bụi mà theo lý thuyết  tôm nhỏ có thể xử lý được.

Các phương pháp này có thể làm cho nước bẩn và gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Hiện nay ngành tôm giống đang kỳ vọng vào những loại thức ăn siêu nhỏ có chứa chất dinh dưỡng tan vào nước, giữ cho nước trong, ít ammonium có thể gây độc cho tôm. Do tôm ấu trùng không có một hệ thống tiêu hóa phát triển nên cần thủy phân protein trong viên nang, còn protein hòa tan chỉ được sử dụng bên trong hệ tiêu hóa tôm.

Khi kỹ thuật sản xuất thức ăn cho ấu trùng tôm ngày càng phát triển, có thể thay thế để khắc phục nhược điểm của việc sử dụng artemia đông lạnh có tỷ lệ nở kém. Ngoài ra, cần lưu ý rằng artemia có thể mang mầm bệnh lây nhiễm vào trại giống và dù artemia vẫn là tiêu chuẩn vàng cho thức ăn của các trại giống thì vẫn có cơ hội cho các sản phẩm thay thế, thậm chí còn tối ưu hơn.

Tuy nhiên, về khía cạnh sinh học thì việc thay thế hoàn toàn artemia rất khó khăn để đạt được. Một trong những khía cạnh khó khăn nhất để thay thế artemia là một thực tế đơn giản: artemia còn là sinh vật sống - một tập tính dinh dưỡng mà tôm ở giai đoạn ấu trùng luôn đòi hỏi.

Artemia vẫn là tốt nhất và đắt nhất

Biến động giá là một phần của câu chuyện artemia.  Ở các thị trường nước ngoài, 1kg artemia có thể có giá dao động từ đến 0 trở lên chủ yếu dựa trên tỷ lệ nở dự đoán và chất lượng dinh dưỡng. Cho đến khi có sự chứng minh rõ rệt về bệnh artemia, “tôm ngâm nước muối” sẽ vẫn là một phần của công thức nuôi tôm dài hạn. Ở Việt Nam, Artemia có tỉ lệ nở cao từ 93 - 95%, chúng có kích thước nhỏ phù hợp làm thức ăn cho nhiều loài cá quý và tôm bột. Giá xuất khẩu trứng Artemia ở Việt Nam đạt 150$/kg, cao nhất thế giới. Năng suất hàng năm bình quân đạt 100kg/ha. Vì vậy, thay thế artermia vẫn là một quá trình lâu dài và đầy thách thức.


Tìm kiếm